Bài tham luận: “Người Kitô hữu với sứ vụ loan báo Tin Mừng”

Giuse Maria Nguyễn Ngọc Toàn
Giáo xứ Cửa Bắc

Sau khi tham khảo qua việc lắng nghe ý kiến và cầu nguyện,Hôm nay con rất vinh dự được tham luận về chủ đề: “Truyền giáo là chia sẻ kinh nghiệm về Thiên Chúa tình yêu”.

Trong Sứ điệp truyền giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ cho ta thấy: “Một khi đã được trải nghiệm sức mạnh tình thương của Thiên Chúa và nhận ra sự hiện diện từ phụ của Người trong đời sống cá nhân và cộng đoàn, chúng ta không thể không công bố và chia sẻ điều chúng ta thấy và đã nghe.”

Vậy người Kitô hữu phải sống như thế nào để thể hiện về Thiên Chúa tình yêu? Bằng những việc làm cụ thể, mỗi người trước hết phải lo chu toàn bổn phận thực hành Đức Tin trong đời sống của mình cũng như của gia đình mình. Qua việc lãnh nhận các ơn Chúa (Ơn lành cũng như thử thách khó khăn) chúng ta cảm nhận được tình yêu Chúa đã trao ban cho mỗi chúng ta trong những ơn đó để có niềm xác tín; từ đó chúng ta có thể chia sẻ với anh em đồng loại về tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta.

1. Kinh nghiệm thực tế

Đời sống của một Kitô hữu, một gia đình công giáo là một bằng chứng về đạo Công giáo. Khi người ta thấy người Kitô hữu, haymột gia đình Công giáo sống nhân ái, đạo đức, toát lên sự yêu thương, bác ái trong gia đình cũng như với đồng loại thì sẽ được nhìn nhận là một hình ảnh sống động trong việc truyền giáo. Từ đó mọi người nhìn nhận đạo Công Giáo là “Đạo yêu thương”, có ảnh hưởng tốt trong môi trường sống cộng đồng.

Trong Tổng Giáo phận chúng ta có rất nhiều giáo xứ trong đó Cha xứvà giáo dân hiệp nhất một lòng chung tay xây dựng Giáo xứ, nhiệt thành trong đời sống đạo, thăm viếng giúp đỡ những anh chị em có hoàn cảnh đặc biệt không phân biệt lương giáo, đem lại một sức sống Đức tin mạnh mẽ, đồng thờimang lại những tác động rất tích cực nơi tâm hồn nhiều người, tạo nên chất xúc tác cho sứ vụ Truyền Giáo.

2. Thực trạng thực hành Đức Tin hiện nay

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, đâu đó còn rất nhiều gia đình do môi trường sống của từng khu vực, hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình đã gây ra những biến động và thay đổi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống Đức tin của người Kitô hữu. Hình ảnh của một số ít Kitô hữu chưa thể hiện tốt việc thực hành Đức tin, không nêu gương sáng cho mọi người xung quanh, nên chưa có sức thuyết phục, có ảnh hưởng tốt về đạo Công Giáo. Ví dụ:

a. Một số người ngại việc cầu nguyện do bận công ăn việc làm, ít tham dự Thánh lễ, ít rước Mình Thánh Chúa hàng ngày nên đói lương thực phần linh hồn, và dễ bị những cám dỗ ngoài xã hội hấp dẫn lôi cuốn đến xa rời Chúa.

b. Một số người có lối sống cá nhân, quen tự do nên việc giữ đạo mang tính cá nhân,  chủ trương “giữ đạo tại tâm” nên không tham gia hay không quan tâm đến sinh   hoạt trong cộng đoàn giáo xứ.

c. Những người theo đạo chỉ vì cưới vợ hoặc lấy chồng khác đạo, sau khi học giáo lý 3 tháng, 6 tháng, nếu không học hỏi thêm giáo lý, không được chăm sóc, hướng dẫn về sau thìĐức tin sẽ không được nuôi dưỡng và phát triển tốt. Rồi vì một lý do nào đó, họ dần dần bỏ giữ Lề luật của Chúa.

d. Những người có Đức Tin vững vàng, thường là người được học Bổn, học Giáo lý từ nhỏ,nếu được hướng dẫn, đào tạo, cộng với sự hy sinh dấn thân, họ sẽ trở nên những ngườitham gia vào sứ vụ truyền giáo. Tuy nhiên cũng có những người thụ động trong việc giữ đạo, ngại không nói về Chúa cho người khác,quên đi bản chất của người Kitô hữu cũng như bổn phận của Giáo hội đó là “Truyền giáo”.

IV. Ước mong của giáo dân về công cuộc truyền giáo

Qua thực tế trên chúng con ước mong như sau:

1. Chúng con ước mong mọi giáo dân siêng năng cầu nguyện, thực hiện giờ kinh tối trong gia đình; tổ chức các buổi đọc kinh luân phiên ở các gia đình, có chia sẻ Lời Chúa của bài Tin Mừng. Qua đó, giúp cho các tín hữu thấm nhuần lời Chúa, có tác dụng nuôi dưỡng Đức tin và có mối tương giao thân thiết trong cộng đoàn giáo dân.

2. Chúng con ước mong các Hội đoàn hiện có trong các giáo xứ ổn định tổ chức, xác định rõ phương thế hoạt động nhằm quy tụ thêm các thành viên vào các hoạt động đạo đức của giáo xứ; Mỗi người xác định vị trí của mình trong công cuộc truyền giáo.

3. Chúng con cũng ước mong quý cha có hướng đào tạo cho những ai có tinh thần dấn thân phục vụ, truyền giáo để họ có những kiến thức tối thiểu cho việc Loan báo Tin Mừng.

4. Ước mong các gia đình, các cộng đoàn siêng năng đọc và chia sẻ Tin Mừng. Mọi người tích cực tham dự các lớp hướng dẫn đọc và chia sẻ Lời Chúa.

5. Đối với những người chưa biết Chúa: Người tín hữu phải sống chứng nhân Tin Mừng, thể hiện qua việc thăm viếng, đối xử với họ như những người bằng hữu, thân thiện, cởi mở… khi có điều kiện ta có thể giới thiệu Chúa cho họ, giúp họ tìm hiểu về đạo Công Giáo, có thể mời họ tham dự những Thánh lễ, những cuộc hành hương để họ cảm nhận đạo Công giáo là đạo yêu thương và Thiên Chúa là Tình Yêu.

6. Vì con người yếu đuối, luôn chỉ lo cho bản thân, không dám chia sẻ. Sự ích kỷ làm cho mình cảm thấy khó có thể yêu thươ  ng anh em như mình vậy. Con thấy trước hết phải nhờ ơn Chúa soi sáng, trợ giúp qua việc cầu nguyện và đặc biệt được sự hướng dẫn chỉ bảo của quý cha trong giáo xứ qua những bài giảng, qua việc làm của quý cha cùng với sự cố gắng, phấn đấu của bản thân thì mới sống thực hành Tin Mừng một cách tốt được.

7. Cuộc sống đích thực của người tín hữu là phải quan tâm thiết thađến sứ vụ truyền giáo. Bằng việc cầu nguyện, thánh hoá bản thân, thực hành Lời Chúa qua việc sống chứng nhân Tin Mừng, thăm viếng, chăm sóc những người khó khăn, cô đơn, bệnh tật, nghèo khó, bị bỏ rơi với tinh thần khiêm nhường, phục vụ họ như phục vụ chính Chúa Kitô hiện diện nơi người anh em mà mình chăm sóc. Chúng con mong muốn được học theo gương của Mẹ Thánh Têrêxa thành Calcutta “Xin cho chúng con biết rao giảng về Chúa,không phải bằng lời nói suông, nhưng bằng cuộc sống chứng tá, và bằng trái tim tràn đầy Tình yêu của Chúa”.

Chúng con ước mong Đức Tổng Giuse, quý cha có những chương trình phổ cập giáo lý cho từng đối tượng khác nhau để giáo dân hiểu biết, nắm vững về giáo lý, về cách đọc lời Chúa, chia sẻ lời Chúa và thực hành lời Chúa qua việc tham dự Thánh lễ, lãnh nhận các Bí tích một cách thường xuyên. Như vậy mới thực thi sứ vụ truyền giáo có hiệu quả được.

Kính chúc Công nghị của Tổng Giáo phận Hà Nội thành công theo thánh ý Chúa và mang lại nhiều ơn ích cho cộng đoàn dân Chúa.

Facebook
Twitter
Email
Print
Scroll to Top