Đức cha Jacques De Bourges – Giám mục Đại diện Tông tòa đầu tiên của Địa phận Tây Đàng Ngoài

Lịch sử Địa phận Tây Đàng ngoài đánh giá cao nhân đức và sự nghiệp của Đức cha Jacques de Bourges, MEP (1630-1714) – Vị Giám mục Đại diện Tông tòa đầu tiên của Địa phận Tây Đàng Ngoài (Vicariat Apostolique Tonkin Occidental). Trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, ngài vẫn nỗ lực, nhiệt thành xây dựng xứ truyền giáo. Đặc biệt phải kể đến việc đào tạo linh mục bản xứ và các thầy kẻ giảng, làm gương sáng trong cương vị một vị chủ chăn đạo đức, bác ái và nhân hậu. Nhờ vậy, Địa phận Tây Đàng Ngoài có thể đủ sức đương đầu với những thử thách sau này. 

Năm 1659 Tòa Thánh thiết lập Địa phận Tông tòa Đàng Ngoài (từ phía Bắc sông Gianh trở ra là phần đất chúa Trịnh cai trị) và giao cho Đức cha Francois Pallu làm Đại diện Tông tòa coi sóc. Vì tình hình cấm đạo lúc đó rất gắt gao, nên Đức cha không thể tới được Đàng Ngoài. Ngài nhờ Đức cha Lambert de La Motte tới kinh lược cánh đồng truyền giáo mênh mông này, thiết lập hàng giáo sĩ, lập dòng Mến Thánh Giá và tìm cách đưa các cha thừa sai tới truyền giáo.

Năm 1679, khi thấy công việc truyền giáo thuận lợi hơn, Tòa Thánh chia Đàng Ngoài thành hai địa phận là Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài. Đức cha Jacques de Bourges được bổ nhiệm thành Đại diện Tông tòa đầu tiên của Địa phận Tây Đàng Ngoài. 

Đức cha De Bourges sinh tại Paris năm 1630, trong một gia đình tư sản. Khi Đức cha Pallu và Đức cha Lambert de La Motte được bổ nhiệm làm Giám mục và gửi sang Việt Nam, ngài đang là một linh mục trẻ. Vốn là tiến sĩ thần học, rất nhiệt huyết tông đồ, hăng say tinh thần truyền giáo, ngài đã xin đi theo các Đức Đại diện Tông tòa và được các ngài nhận lời. 

Tháng 6 năm 1660, ngài lên tàu đi cùng Đức cha Lambert de La Motte và cha Deydier. Sau cuộc hành trình dài đầy vất vả, cả đường thuỷ lẫn đường bộ, ngài đã tới được Xiêm La (Thái Lan). Khoảng tháng 8 năm 1662 ở Việt Nam đang cấm đạo gắt gao, nên các đấng không thể vào được xứ truyền giáo này. 

Tháng 10 năm 1663, theo lệnh của Đức cha Lambert de La Motte, ngài trở về Roma để trình bày cho Bộ Truyền giáo biết tình hình thực tế tại xứ truyền giáo. Các vấn đề tại vùng truyền giáo cần được hướng dẫn cụ thể như: quyền các vị Đại diện Tông tòa tại Thái Lan và Campuchia, các chi tiết liên quan đến các bí tích và giữ luật Giáo Hội phù hợp với hoàn cảnh địa phương. 

Trở lại Paris, ngài đã cho xuất bản cuốn ghi chép về hành trình đi từ Pháp sang Xiêm La với Đức cha Lambert. Cuốn sách này được dịch ra tiếng Hà Lan và tiếng Đức, góp phần làm khơi lên lòng nhiệt huyết truyền giáo ở châu Âu lúc đó.

Vào tháng 3 năm 1666, ngài lên tàu để trở lại Xiêm La, mãi cho tới năm 1669 ngài mới tới được Bankok (Thái Lan) để sang Đàng Ngoài. Tới Đàng Ngoài, ngài sống ở phố Hiến (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay), nơi chúa Trịnh ấn định cho những người ngoại quốc đến buôn bán và tập trung ở đó. 

Cha De Bourges sống ở phố Hiến với cha Deydier. Vì việc truyền giáo bị cấm, nên các ngài cải trang thành những thương gia, nhưng vẫn bị tố cáo và bị bắt, bị đánh đập. Cuối cùng thì các ngài cũng được thả, vì chúa Trịnh không muốn gây căng thẳng với người ngoại quốc. Lợi dụng những thời gian dễ dãi, ngài đã đi đến các vùng thuộc tỉnh Hà Nội, Nam Định để thực hiện công cuộc truyền giáo. Thành công của những nỗ lực tông đồ vào thời kỳ này thật đáng kể. Nhờ sự cộng tác của các linh mục bản xứ, những thầy kẻ giảng, con số những người trở lại ngày càng gia tăng. Trong số đó, phải kể đến việc gia nhập giáo hội của những quan chức địa phương, những thành viên thuộc hoàng gia. Từ năm 1672 đến năm 1677 có tới 41.295 người được Rửa tội.

Công cuộc rao giảng Tin Mừng có lúc gặp phải những bóng tối trong chính Giáo hội, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của việc truyền giáo. Quả thực, cuộc tranh chấp quyền lực giữa các cha Dòng Tên với các cha Hội Thừa Sai Paris tạo nên gương mù, gương xấu và những chia rẽ sâu sắc trong cộng đoàn giáo dân.

Theo lời thỉnh cầu của Đức cha Pallu, ngày 25 tháng 11 năm 1679, Đức Thánh cha Alexandre VII đã chia Địa phận Tây Đàng Ngoài thành hai địa phận là Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài. Cha de Bourges được bổ nhiệm làm Giám mục hiệu tòa Auren và Đại diện Tông tòa tại Địa phận Tây Đàng Ngoài. Ngài phải sang xứ Xiêm La (Thái Lan) để được tấn phong giám mục, ngày 17 tháng 5 năm 1682.

Bốn năm sau, năm 1686, Đức cha de Bourges được bổ nhiệm sang Trung Quốc thay thế cho Đức cha Pallu qua đời năm 1684. Nhưng việc bổ nhiệm này không thành, nên cả cuộc đời giám mục của ngài dành phục vụ cho Xứ Đàng Ngoài.

Đức cha de Bourges coi sóc một miền đất mênh mông phía Tây của sông Hồng, ngày nay là các giáo phận Hà Nội, Hưng Hoá, Phát Diệm, Thanh Hoá, Vinh và Hà Tĩnh. Lúc đó, địa phận của ngài có khoảng 80.000 giáo dân, 150 thầy kẻ giảng, hơn chục linh mục bản xứ và gần hai chục nhà truyền giáo ngoại quốc thuộc Hội Thừa Sai Paris và Dòng Tên.

Việc đào tạo và phát triển hàng giáo sĩ bản xứ là mục tiêu chính của Đức cha De Bourges. Vào năm 1701, địa phận đã có 25 linh mục bản xứ. Đức cha cũng cố gắng vận động để Tòa Thánh dứt khoát tách xứ truyền giáo ra khỏi quyền tài phán của Tòa Giám mục Macao.

Năm 1687, Đức Hồng Y Altieri, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo gửi thư cho hai giám mục Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài đề nghị trình lên Tòa Thánh các linh mục bản xứ xét là xứng đáng để làm giám mục phó, nhưng cả hai Đức cha đều trả lời là chưa tìm thấy ai. Sau đó, vào năm 1694, Đức cha De Bourges viết rằng đã từ ba năm nay ngài thấy một linh mục An nam có đủ tư cách, phẩm chất để đáp ứng lại yêu cầu của Bộ Truyền giáo cho ứng viên giám mục, đó là cha Giuse Phước, 35 tuổi. Đề nghị này không được chấp nhận, có thể vì cha còn trẻ quá.

Vào năm 1702, Đức cha De Bourges đã chọn cha Edme Bélot làm giám mục phó của mình. Linh mục này lớn tuổi hơn cả, trong số hai linh mục thuộc Hội Thừa Sai Paris còn lại trong địa phận của ngài.

Năm 1705 có một đợt bách hại đạo, nhưng sau đó tình hình mau chóng dịu lại. Năm 1712 có một đợt bách hại khác nghiêm trọng hơn, khiến cho vị Giám mục già nua đáng kính cùng với Giám mục phó của mình bị trục xuất ra khỏi xứ truyền giáo năm 1713. Tuy nhiên, Đức cha phó đã tìm cách trở lại được địa phận. Đức cha De Bourges với một số lớn chủng sinh lánh nạn sang Xiêm La. Tại đây, ngài đã qua đời ngày 9 tháng 8 năm 1714, thọ 84 tuổi.

Lịch sử Địa phận Tây Đàng ngoài đánh giá cao nhân đức và sự nghiệp của Đức cha Jacques de Bourges. Trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, ngài vẫn nỗ lực, nhiệt thành xây dựng xứ truyền giáo. Đặc biệt phải kể đến việc đào tạo linh mục bản xứ và các thầy kẻ giảng, làm gương sáng trong cương vị một vị chủ chăn đạo đức, bác ái và nhân hậu. Nhờ vậy, Địa phận Tây Đàng Ngoài có thể đủ sức đương đầu với những thử thách sau này. 

Lm. Toma Aq. Nguyễn Xuân Thuỷ

Trích “Nội san Nhà Chung”, số 2 (tháng 3 năm 2023)

Các Bài Liên Quan

LƯỢC SỬ VỀ TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI

THỜI CÁC VỊ THỪA SAI

CÁC ĐỨC GIÁM MỤC

Về tấm bia chữ Hán trên mộ Đức cha François Pallu

François Pallu: Vị thừa sai nhiệt thành thánh thiện

Đức cha Jacques De Bourges – Giám mục Đại diện Tông tòa đầu tiên của Địa phận Tây Đàng Ngoài

Đức cha Edme Bélot – Vị Giám mục Đại diện Tông Toà thứ hai của Địa phận Tây Đàng Ngoài

Công cuộc truyền giáo của hai Giám mục tiên khởi tại Giáo hội Việt Nam

Vị Tôi Tớ Chúa, Đức cha Pierre Lambert de La Motte, những thành quả truyền giáo và tiến trình xin phong thánh

CÁC TƯ LIỆU KHÁC

Thông Báo

Thông báo về việc thành lập Địa phận Nam đàng ngoài năm 1846

Thông báo năm 1887: Đặt cố chính Đông làm Vítvồ

Thông báo năm 1892: Về sự nhận việc coi sóc Địa phận

Rao sắc đặt Đức Cha phó và lập địa phận Xứ Đoài (Hưng Hoá)

Thông báo năm 1895: Về sự chia địa phận Đoài          

Thông báo năm 1902: Về việc lập địa phận xứ Thanh

Thông báo rao sắc đặt Đức cha phó Kính

Thông báo về Đức Cha phó Kính qua đời

Thông báo về việc xây dựng nhà thờ Kẻ Sở

Thông báo về sự làm tràng Lý đoán và nhà nguyện lại

Thông báo về những kẻ đã giúp nhà tràng Lý đoán

Thư Chung

Thư chung về tháng Mân Côi của Đức cha Phaolô Phước năm 1885

Thư chung về việc xây dựng nhà tràng Hoàng Nguyên

Thư chung về những kẻ đã giúp nhà tràng Hoàng Nguyên

Thư chung về tháng Đức Bà của Đức cha Phaolô Phước năm 1870

Thư chung về việc lập hội giúp việc giảng đạo năm 1924

————————————

ĐỨC HỒNG Y GIUSE MARIA TRỊNH NHƯ KHUÊ

Các Thư Chung

Thư Chung Số 1

Thư Chung Số 2

Thư Chung Số 3

Thư Chung Số 4

Thư Chung Số 5

Thư Chung Số 6

Thư Chung Số 7

Thư Chung Số 8

Thư Chung Số 9

Thư Chung Số 10

Thư Chung Số 11

Các Thông Cáo Khác

Cuộc gặp thần kỳ của hai mẹ con Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn

Tiếng Chuông Công đồng Vaticano II và những “bà già” Việt Nam

Tư tưởng của Đức Cha Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Trẻ em là những sứ giả rao giảng Phúc Âm

60 năm ngày Thành phố Hà Nội được dâng cho Đức Mẹ

Thông cáo về cách dự Thánh Lễ và hát lễ trong nhà thờ

Thông cáo về việc giữ đạo – 15/2/1955

Thông cáo về việc tôn sùng và dâng mình cho Trái Tim Mẹ – 15/8/1958

Thông cáo chúc mừng Giáng Sinh – 12/12/1958

Thông cáo về năm Đức Mẹ Hà Nội – năm 1959

Thông cáo mừng các lễ kính nhớ sự thương khó Đức Mẹ – năm 1959

Thông cáo kỷ niệm 300 năm Tòa Thánh cử hai Giám mục đầu tiên sang Việt Nam – năm 1959

Thông cáo về tháng Năm, tháng Đức Mẹ, tháng Gia Đình – năm 1959

Thông cáo về Kinh Gia Đình cũng là Kinh Thánh Gia – 10/4/1959

Thông cáo về việc cấm phòng – 10/6/1959

Thông cáo của tòa Giám mục về mấy lễ quan trọng – 15/6/1959

Thông cáo của Tòa Giám mục về việc các xứ dâng mình cho Trái Tim Mẹ – Ngày 02/7/1959

Thông cáo – Kinh Dòng Mến Thánh Giá dâng dòng cho Trái Tim Mẹ – 02/7/1959

Thông cáo về việc tôn sùng Đức Mẹ Hà Nội – Ngày 08/8/1959

Thông cáo của Tòa Giám Mục về việc lần hạt Mân Côi và việc học kinh bổn

Thông cáo của Tòa Giám Mục về gia đình và việc học kinh bổn

Thông cáo của Tòa Giám Mục về việc cám ơn Chúa – Ngày 16/7/1960

Thông cáo của Tòa Tổng Giám Mục về việc thành lập hàng giáo phẩm – Ngày 13-1-1961

Thông cáo của Tòa Tổng Giám mục về công đồng chung số 18/1962

Thông cáo của tòa Tổng Giám mục về việc cho bệnh nhân chịu của ăn đàng số 17/1963

Thông cáo của Tòa Giám mục về việc dạy kinh bổn – Số 20/1963

Thông cáo của Tòa Giám Mục về Đức Gioan XXIII qua đời – Ngày 03/6/1963

Thông cáo của Tòa Giám mục về Lịch năm 1968 – Số 5/1967

Thông cáo của Tòa Giám mục về việc giải tội chung – Số 2/1973

Thông cáo của hàng Giáo phẩm Việt Nam về việc tôn kính tổ tiên và anh hùng liệt sĩ – số 3/1975

Bức thư nhỏ gửi các linh mục và các giáo hữu địa phận Hà Nội – Ngày 11-2-1966

ĐỨC HỒNG Y GIUSE MARIA TRỊNH VĂN CĂN

Thông báo

Thông cáo của Tòa Giám mục về việc giải tội chung – Số 2/1973

Thông cáo của hàng Giáo phẩm Việt Nam về việc tôn kính tổ tiên và anh hùng liệt sĩ – số 3/1975

Cuộc gặp thần kỳ của hai mẹ con Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn

Tiếng Chuông Công đồng Vaticano II và những “bà già” Việt Nam

Tư tưởng của Đức Cha Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Trẻ em là những sứ giả rao giảng Phúc Âm

Thư gửi các Cha và anh chị em giáo hữu Địa phận Hà Nội – Ngày 14/4/1980

Những chỉ dẫn Phụng Vụ

Mấy chỉ dẫn về nghi lễ – Ngày 21/8/1980

Mấy chỉ dẫn về Phụng vụ – Ngày 24/11/1980

Mấy chỉ dẫn về lễ nghi Phụng vụ Lời Chúa – Năm 1981

Mấy chỉ dẫn về các lễ trọng trong tháng 8 và tháng 9 năm 1983

Scroll to Top