Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 2

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 1

4. Ý nghĩa ca nhập lễ?

Quy chế tổng quát Sách lễ Roma số 47 nói về ý nghĩa ca nhập lễ như sau:

“Khi dân chúng đã tụ họp và đang khi linh mục cùng với phó tế và các thừa tác viên tiến vào thì hát ca nhập lễ. Bài ca này có mục đích mở đầu việc cử hành, giúp hợp nhất cộng đoàn, hướng tâm hồn họ về mầu nhiệm mùa phụng vụ hay ngày lễ và để kèm theo cuộc rước linh mục và các thừa tác viên tiến đến bàn thánh”.

5. Hiện nay, ca nhập lễ được hát như thế nào?

Quy chế tổng quát Sách lễ Roma số 48 quy định như sau:

“Ca nhập lễ được hát luân phiên giữa ca đoàn và cộng đoàn, hoặc cũng theo thể thức ấy, giữa ca viên và cộng đoàn, hoặc tất cả do cộng đoàn hay ca đoàn hát. Có thể dùng tiền xướng cùng với thánh vịnh đi kèm có trong sách Các bài ca tiến cấp của Phụng vụ Rôma (Graduale Romanum) hay sách Các bài ca tiến cấp đơn giản của Phụng vụ Rôma (Graduale Romanum simplex); hoặc dùng một ca khúc nào khác thích hợp với cuộc cử hành, hoặc với tính chất của ngày lễ hay mùa phụng vụ mà bản văn đã được Hội đồng Giám mục chuẩn nhận.

Tại Việt Nam, Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám mục sẽ tuyển chọn một số bài thích hợp và đệ trình lên Hội Đồng Giám mục để xét duyệt và phổ biến”.

6. Có thể bỏ ca nhập lễ?

Không thể bỏ ca nhập lễ. Quy chế tổng quát Sách lễ Roma số 48 quy định như sau:

“Nếu không hát ca nhập lễ, thì tất cả hoặc một vài giáo dân hoặc một độc viên, đọc ca nhập lễ ghi sẵn trong Sách lễ. Nếu không có ai đọc, thì chính linh mục đọc, khi ấy ngài có thể thích ứng theo như đã nói về lời nhắn nhủ đầu lễ”.

Tuy nhiên, khi đã hát ca nhập lễ thì không cần phải đọc ca nhập lễ ghi trong Sách lễ nữa.

Còn tiếp…

Lm. Giuse Đào Hữu Thọ

Facebook
Twitter
Email
Print
Scroll to Top