Kinh Xin Chúa thương xót – Giải đáp phụng vụ 11

24. Kinh Xin Chúa thương xót

“Sau hành động thống hối, bao giờ cũng xướng kinh Lạy Chúa, xin thương xót trừ khi đã đọc lời tung hô này trong hành động thống hối. Vì là bài ca các tín hữu dùng để ca tụng và kêu cầu lòng thương xót của Chúa, nên thông thường mọi người cùng hát, nghĩa là cả dân chúng lẫn ca đoàn hay ca viên đều góp phần vào đó” (QCSL, số 52).

Sách lễ sau Vaticanô II, kinh thương xót được đặt sau kinh Cáo mình, đặc biệt, mẫu III gộp nghi thức thống hối và kinh thương xót làm một, qua việc xướng ba lần “Xin Chúa thương xót chúng con; Xin Chúa Kitô thương xót chúng con; Xin Chúa thương xót chúng con” (mẫu III).

Như vậy, kinh “Xin Chúa thương xót” được đặt sau nghi thức thống hối, trước kinh “Vinh danh”, vậy nó có phải là thành phần của nghi thức thống hối hay mang một ý nghĩa khác ?

Xin Chúa thương xót chúng con” tiếng Hy lạp là “Kyrie eleison”; tiếng Latin là “Domine misere”. Tuy nhiên, sách lễ Rôma bằng tiếng Latin, kinh này thay vì dùng tiếng Latin thì vẫn được dùng bằng tiếng Hy lạp: “Kýrie, eléison. – Kýrie, eléison” “Christe, eléison. – Christe, eléison”. “Kýrie, eléison. – Kýrie, eléison[1].

Kyrie” nghĩa là “Lạy Đức Chúa”; “eleison” nghĩa là “Xin thương xót”. Cả câu “Kyrie eleison”, nghĩa là “Lạy Đức Chúa ! Xin thương xót !”.

Trong Cựu ước, “Kyrie” dành để thưa với Đức Giavê, nhưng sang Tân ước, từ này dành riêng cho Chúa Giêsu. Tuy nhiên, sau này, có lẽ từ thế kỷ VIII, “Kyrie” dành cho Ba Ngôi Thiên Chúa, nhất là từ khi Giáo hội chống lại lạc giáo Ariô, mầu nhiệm Ba Ngôi lại được đề cao hơn nữa, thế nên hát ba lần “Kyrie eleison”; “Christe, eléison” Kyrie eleison”, lời khẩn nài không chỉ hướng về Chúa Cha, nhưng còn hướng lên cả Ba Ngôi Thiên Chúa; và ba lần ba, tổng cộng là chín lần, tưởng nhớ chín ca đoàn ở trên trời[2].   


[1] Cho tới cuối thế kỷ III, Giáo hội dâng Thánh Lễ bằng tiếng Hy lạp, rồi sau đó, tiếng Latin thay thế tiếng Hy lạp.

[2] Jungmann, Missarum sollemnia, quyển II, Aubier, Paris 1952, tr. 88-103.

Còn tiếp…

Lm. Giuse Đào Hữu Thọ

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 1

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 2

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 3

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 4

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 5

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 6

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 7

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 8

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 9

Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 10

Facebook
Twitter
Email
Print
Scroll to Top