Tháng Mười Một (t), Tháng Mười Hai (đ) – Nhâm Dần
Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha
Ý cầu nguyện: Cầu cho các tổ chức thiện nguyện.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các tổ chức thiện nguyện và thúc đẩy sự phát triển của con người, để họ tìm thấy nhiều người sẵn sàng dấn thân cho công ích, và tìm ra những cách thức hợp tác mới trên bình diện quốc tế.
01 08/11 Tm Thứ Năm Tuần I Mùa Vọng.
Thứ năm đầu tháng. Ngày các Linh mục.
Is 26,1-6; Mt 7,21.24-27.
02 09 Tm Thứ Sáu Tuần I Mùa Vọng.
Thứ Sáu đầu tháng. Ngày đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu.
Is 29,17-24; Mt 9,27-31.
03 10 Tr Thứ Bảy Tuần I Mùa Vọng.
THÁNH PHAN-XI-CÔ XA-VI-Ê, LINH MỤC, QUAN THẦY CÁC XỨ TRUYỀN GIÁO, lễ kính.
Thứ Bảy đầu tháng. Ngày đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.
Hôm nay, kỷ niệm ngày Đức Hồng Y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội được tấn phong Giám mục (1991). Chúng ta nhớ cầu nguyện cho ngài.
Không cử hành thánh lễ cầu cho người qua đời (D2,D3) trừ lễ an táng.
Lễ kính Thánh Chủ chăn:
1Cr 9,16-19.22-23; Mc 16,15-20.
Kinh thần vụ: Kính Thánh Chủ chăn.
04 11 Tm CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG.
Ca vịnh tuần II.
Xứ Cửa Bắc, Mạc Thượng, Đồng Đội, Chúc Lý, Khắc Cần, họ Du My, họ Linh Thượng, họ Ngọc Lâu, và họ Phú Hiền chầu Mình Thánh.
Không đọc Kinh Vinh Danh. Đọc kinh Tiền Tụng Mùa Vọng I.
Không cử hành lễ thánh Gioan thành Đa-mát, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh, và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12.
Cùng nhau học giáo lý
584. Hỏi: Tại sao chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha “chúng con”?
Thưa: Thuật ngữ “chúng con” diễn tả một tương quan hoàn toàn mới mẻ với Thiên Chúa. Khi cầu nguyện với Chúa Cha, chúng ta thờ lạy và tôn vinh Ngài cùng với Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong Ðức Kitô, chúng ta là Dân “của Ngài” và Ngài là Thiên Chúa “của chúng ta”, bây giờ và mãi mãi. Thật vậy, chúng ta gọi Ngài là Cha “chúng con” vì Hội thánh của Ðức Kitô là sự hiệp thông gồm đông đảo anh em, tạo nên “một trái tim và một linh hồn ” (Cv 4,32).
585. Hỏi: Chúng ta cầu nguyện Lạy Cha “chúng con” với tinh thần hiệp thông và truyền giáo nào?
Thưa: Kinh Lạy Cha “chúng con” là gia sản chung của tất cả những người đã được lãnh nhận Bí tích Rửa tội, nên họ phải cảm nhận lời kêu gọi khẩn thiết cùng với Chúa Giêsu cầu nguyện cho sự hợp nhất của các môn đệ Người. Cầu nguyện bằng kinh “Lạy Cha chúng con,” tức là cầu nguyện với và cho tất cả mọi người, để họ nhận biết một Thiên Chúa thật và phải hợp nhất với nhau.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
05 12 Tm Thứ Hai Tuần II Mùa Vọng.
Kỷ niệm cung hiến Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Sở Kiện. Đây là lễ trọng riêng của giáo xứ Sở Kiện.
Is 35,1-10; Lc 5,17-26.
06 13 Tm Thứ Ba Tuần II Mùa Vọng.
(Tr) Thánh Ni-cô-la, Giám mục.
Thánh Giu-se Nguyễn Duy Khang, thầy giảng +1861), Tử đạo.
Is 40,1-11; Mt 18,12-14.
07 14 Tr Thứ Tư Tuần II Mùa Vọng.
Thánh Am-brô-si-ô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.
Thứ Tư đầu tháng. Kính Thánh Cả Giuse.
Is 40,25-31; Mt 11,28-30.
08 15 Tr Thứ Năm Tuần II Mùa Vọng.
ĐỨC TRINH NỮ MA-RI-A VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI, lễ trọng.
Lễ tước hiệu Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Sở Kiện.
Đọc (hát) Kinh Vinh Danh.
Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
St 3,9-15.20; Ep 1,3-6.11-12; Lc 1,26-38.
09 16 Tm Thứ Sáu Tuần II Mùa Vọng.
(Tr) Thánh Gio-an Đi-ê-gô (Juan Diego).
Is 48,17-19; Mt 11,16-19.
10 17 Đ Thứ Bảy Tuần II Mùa Vọng.
Thánh Phê-rô Trương Văn Thi, Linh mục (+1839); và Thánh An-rê Trần An Dũng (Lạc), Linh mục (+1839), Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).
(Tr) Đức Trinh Nữ Ma-ri-a Lô-rê-tô.
Hc 48,1-4.9-11; Mt 17,10-13.
11 18 Tm (Η) CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG.
Ca vịnh tuần ΙΙΙ.
Xứ Phú Mỹ, Trại Mới, Cao Mật Bến, họ Thượng Đồng, họ Đạo Nguyên và họ Mỹ Duệ chầu Mình Thánh.
Không đọc kinh Vinh Danh. Đọc kinh Tiền Tụng Mùa Vọng I.
Không cử hành lễ thánh Đa-ma-xô I, Giáo hoàng, và không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Is 35,1-6a.10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11.
Cùng nhau học giáo lý
586. Hỏi: Thuật ngữ “ở trên trời” có nghĩa là gì?
Thưa: “Ở trên trời” là một cách diễn tả theo Thánh Kinh, không muốn chỉ một vị trí, nhưng muốn nói lên một cách hiện hữu: Thiên Chúa vượt quá và vượt trên tất cả. Thuật ngữ này diễn tả sự uy nghi, sự thánh thiện của Thiên Chúa, cũng như sự hiện diện của Ngài trong tâm hồn những người công chính. Trời, hay Nhà Cha, là quê hương đích thực mà lòng chúng ta hằng hướng đến trong niềm hy vọng, ngay khi chúng ta còn đang sống trên mặt đất này. Là những người “hiện đang tiềm tàng với Ðức Kitô nơi Thiên Chúa” (Cl 3,3), chúng ta đã sống trên trời.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
12 19 Tm Thứ Hai Tuần III Mùa Vọng.
(Tr) Đức Trinh Nữ Ma-ri-a Goa-đa- lu-pê (Guadalupe).
Thánh Simon Phan Đắc Hòa, Y sĩ (+1840), Tử đạo.
Ds 24,2-7.15-17a; Mt 21,23-27.
13 20 Đ Thứ Ba Tuần III Mùa Vọng.
Thánh Lu-xi-a, Trinh nữ, Tử đạo, lễ nhớ.
Xp 3,1-2.9-13; Mt 21,28-32.
14 21 Tr Thứ Tư Tuần III Mùa Vọng.
Thánh Gio-an Thánh Giá, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.
Is 45,6b-8.18.21b-25; Lc 7,19-23.
15 22 Tm Thứ Năm Tuần III Mùa Vọng.
Is 54,1-10; Lc 7,24-30.
16 23 Đ Thứ Sáu Tuần III Mùa Vọng.
Thánh Phao-lô Nguyễn Văn Mỹ, Thầy giảng (+1838) và Thánh Phê-rô Trương Văn Đường, Thầy giảng (+1838); Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).
Is 56,1-3a.6-8; Ga 5,33-36.
Hướng dẫn phụng vụ các ngày mùa Vọng từ 17/12 đến ngày 24/12.
1. Thánh lễ và các Giờ kinh Phụng vụ, theo ngày 17/ 12 (bỏ các ngày trong Tuần III mùa Vọng). Các ngày tiếp theo cũng thế.
2. Về các ngày trong tuần, từ 17/12 đến 31/12, có thể cử hành như sau:
Cấm cử hành Thánh lễ ngoại lịch và Thánh lễ cầu hồn hằng ngày (IM 337).
Chỉ được cử hành Thánh lễ tùy nhu cầu, nếu có nhu cầu và ích lợi mục vụ quan trọng đòi hỏi (IM 332).
3. Nếu muốn kính nhớ vị thánh ghi trong lịch ngày hôm đó, có thể cử hành như sau:
a. Các Giờ kinh Phụng vụ:
Giờ Kinh Sách: Sau khi đọc bài các giáo phụ (lấy trong phần riêng về mùa với câu xướng đáp), đọc thêm tiểu sử vị thánh nhớ ngày hôm đó, và lời nguyện về vị thánh (để kết thúc).
Giờ Kinh Sáng và Kinh Chiều: Sau lời nguyện về mùa (bỏ câu kết thúc), có thể thêm điệp ca (riêng hay chung) và lời nguyện về vị thánh; rồi mới kết thúc (Văn kiện trình bày và quy định GKPV, số 238-239).
b. Thánh lễ:
Cử hành Thánh lễ theo ngày phụng vụ và có thể lấy lời nguyện nhập lễ (collecta) của lễ nhớ, nếu lễ nhớ được ghi trong lịch ngày đó (IM 316a). Đọc Kinh Tiền Tụng Mùa Vọng II.
17 24 Tm Thứ Bảy Tuần III Mùa Vọng.
St 49,2.8-10; Mt 1,1-17.
18 25 Tm CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG.
Ca vịnh tuần IV.
Chúa Nhật III trong tháng. Ngày truyền giáo của giáo phận.
Xứ Bích Trì, Thành Lập, họ Đa Ngư, họ Quyết Tiến, họ Lạt Sơn và họ Thiện Đông, họ Khuyến Lương chầu Mình Thánh.
Thánh Phê-rô Vũ Văn Truật, Thầy giảng (+1838), Tử đạo.
Không đọc kinh Vinh Danh. Đọc Kinh Tiền Tụng Mùa Vọng II.
Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Is 7,10-14; Rm 1,1-7; Mt 1,18-24.
Cùng nhau học giáo lý
587. Hỏi: Lời kinh của Chúa được cấu tạo như thế nào?
Thưa: Lời kinh của Chúa có bảy lời cầu xin dâng lên Thiên Chúa là Cha. Ba lời đầu tiên, có tính đối thần, hướng chúng ta về Thiên Chúa, vì vinh quang của Ngài: lời kinh này tự bản chất thuộc về tình yêu và trước tiên nghĩ đến Ðấng chúng ta yêu. Ba lời đó cho thấy những điều mà chúng ta đặc biệt cầu xin: sự thánh hóa Danh Thiên Chúa, việc Vương quốc sẽ đến và việc thi hành Ý của Ngài. Bốn lời cầu xin cuối trình bày với Cha nhân từ những thống khổ và những chờ đợi của chúng ta. Chúng ta van xin Người lương thực, sự tha thứ, sự trợ giúp trong các cơn cám dỗ và sự giải thoát khỏi thần Dữ.
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
19 26 Tm Thứ Hai Tuần IV Mùa Vọng.
Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê Hà Trọng Mậu, Thầy giảng (+1839); Thánh Đa-minh Bùi Văn Úy, Thầy giảng (+1839); Thánh Au-gut-ti-nô Nguyễn Văn Mới (Mùi), Giáo dân (+1839); Thánh Tô-ma Nguyễn Văn Đệ, Giáo dân (+1839); và Thánh Tê-pha-nô Nguyễn Văn Vinh, Giáo dân (+1839), Tử đạo.
Tl 13,2-7.24-25a; Lc 1,5-25.
20 27 Tm Thứ Ba Tuần IV Mùa Vọng.
Is 7,10-14; Lc 1,26-38.
21 28 Tm Thứ Tư Tuần IV Mùa Vọng.
Thánh Phê-rô Ca-ni-xi-ô, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh.
Hôm nay, kỷ niệm ngày Đức Hồng Y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội được thụ phong linh mục (1967). Chúng ta nhớ cầu nguyện cho ngài.
Dc 2,8-14 (hoặc Xp 3,14-18a); Lc 1,39-45.
22 29 Tm Thứ Năm Tuần IV Mùa Vọng.
1Sm 1,24-28; Lc 1,46-56.
23 01/12 Tm Thứ Sáu Tuần IV Mùa Vọng.
Thánh Gio-an thành Ken-ty (Kęty), Linh mục.
Ml 3,1-4.23-24; Lc 1,57-66.
24 02 Tm Thứ Bảy Tuần IV Mùa Vọng.
2Sm 7,1-5.8b-12.14a.16; Lc 1,67-79.
MÙA GIÁNG SINH
“Sau việc cử hành hằng năm mầu nhiệm Vượt Qua, Hội Thánh không có việc cử hành nào cổ xưa bằng việc kính nhớ Chúa Giáng sinh và kính nhớ những lần tỏ mình đầu tiên của Người, đó là mùa Giáng Sinh” (AC 32).
Lưu ý: Trong lễ vọng và lễ chính ngày Giáng Sinh, phần Kinh Tin Kính, quỳ gối khi đọc “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần… và đã làm người” (IM 137).
(Tr) Chiều: Lễ Vọng CHÚA GIÁNG SINH, lễ trọng.
Is 62,1-5; Cv 13,16-17.22-25; Mt 1,1-25 (hoặc Mt 1,18-25).
25 03 Tr CHÚA NHẬT. CHÚA GIÁNG SINH, lễ trọng và buộc.
Ngày đại lễ. Các giáo hữu không bận công việc cần, phải nghỉ việc xác cả ngày.
Xứ Đoan Nữ, Ngọc Thị, Nam Dư, Vĩnh Trị chầu Mình Thánh.
Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
Lễ Đêm: Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14.
Lễ Rạng Đông: Is 62,11-12; Tt 3,4-7; Lc 2,15-20.
Lễ Ban Ngày: Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-18 (hoặc Ga 1,1-5.9-14).
Hôm nay, các tư tế có thể chủ tế hoặc đồng tế ba (03) Thánh lễ, miễn là vào giờ thích hợp của mỗi Thánh lễ; nhưng các giáo hữu chỉ buộc tham dự một Thánh lễ. Hôm nay khi các tư tế chủ tế 3 Thánh lễ thì được phép nhận và giữ 3 bổng lễ cho mình, (Gl. 951 §1), trừ trường hợp cha xứ/giám quản dâng Lễ cầu cho giáo dân.
Cùng nhau học giáo lý
588. Hỏi: Lời cầu xin “Nguyện danh Cha cả sáng” có ý nghĩa gì?
Thưa: “Danh Cha cả sáng” trước hết là một lời ca ngợi công nhận Thiên Chúa là Ðấng Thánh. Thật vậy, Thiên Chúa đã mạc khải Danh Thánh của Ngài cho Môsê và Ngài muốn cho dân Ngài được thánh hiến dành riêng cho Ngài, là một dân tộc thánh thiện mà Ngài yêu thích cư ngụ nơi họ.
589. Hỏi: Danh Thiên Chúa được thánh hóa nơi chúng ta và trên thế giới như thế nào?
Thưa: Thiên Chúa buộc chúng ta phải “nên thánh” (1 Ts 4,7). Câu “Danh Thiên Chúa được thánh hoá” muốn nói lên đòi hỏi việc hiến thánh của Bí tích Rửa tội phải làm sinh động cả cuộc đời chúng ta; ngoài ra còn mang ý nghĩa, chúng ta phải chăm sóc cuộc đời và lời cầu nguyện của chúng ta như thế nào để Danh Thiên Chúa được mọi người nhận biết và chúc tụng
(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).
26 04 Đ Thứ Hai. THÁNH TÊ-PHA-NÔ, PHÓ TẾ, TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI, lễ kính.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Cv 6,8-10;7,54-59; Mt 10,17-22.
27 05 Tr Thứ Ba. THÁNH GIOAN TÔNG ĐỒ, lễ kính.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
1Ga 1,1-4; Ga 20,2-8.
28 06 Đ Thứ Tư. CÁC THÁNH ANH HÀI, TỬ ĐẠO, lễ kính.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
1Ga 1,5-2,2; Mt 2,13-18.
29 07 Tr Thứ Năm. Ngày thứ năm trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh.
Thánh Tô-ma Bec-ket (Thomas Becket), Giám mục, Tử đạo.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
1Ga 2,3-11; Lc 2,22-35.
30 08 Tr Thứ Sáu. CHÚA NHẬT. THÁNH GIA CHÚA GIÊSU, ĐỨC MA-RI-A VÀ THÁNH GIUSE, lễ kính.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Hc 3,2-6.12-14 (hoặc Cl 3,12-21); Mt 2,13-15.19-23.
31 09 Tr Thứ Bảy. Ngày thứ bảy trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh.
Thánh Xin-vet-tê I (Sylvester I), Giáo hoàng.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
1Ga 2,18-21; Ga 1,1-18.