Giáo xứ Công Xá

GIÁO XỨ CÔNG XÁ

Thuộc giáo hạt Lý Nhân

Địa chỉ: Công Xá, Đồng Lý, Lý Nhân, Hà Nam

Phone:

Email:

Giờ lễ:

Thành lập:

Quan thầy: Gioan Baotixita

Nhà thờ tước hiệu … hoàn thành năm

Số giáo dân toàn xứ: 3354 nhân danh

Linh mục chính xứ: Phaolô Nguyễn Huy Trình

Linh mục phó xứ:

Giáo họ trực thuộc:

Giáo họ Hội Động

Giáo họ Mai Xá

Nhà thờ giáo xứ Công Xá

gx cong xa

* Lịch sử hình thành và phát triển Giáo xứ

Vào năm 1669, các nhà Truyền giáo đi ngược dòng Sông Hồng, tới Phố Hiến (Thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) để giảng đạo. Ít lâu sau, việc truyền giáo đã ảnh hưởng cả lưu vực Sông Hồng và sang các vùng phụ cận. Người dân xứ Nam Sang (huyện Lý Nhân ngày nay) đã được đón nhận Đức tin ngay trong thời kỳ đó.

Thep sử liệu năm 1846, xứ Nam Sang có 3.818 nhân danh. Con số ngày càng tăng, đức tin thêm vững mạnh, Bấy giờ Cố Pháp cho xây dựng một ngôi nhà thờ nhở bằng gỗ lim và một tu viện MTG (nằm trên đất xóm 4 Công Xá ngày nay).

Năm 1902, vì số giáo dân tăng, xứ Nam Sang được chia thành ba giáo xứ :

– Xứ Công Xá có 9.175 nhân danh.

– Xứ Vĩnh Đà có 4.500 nhân danh.

– Xứ Vũ Điện có 1.561 nhân danh.

Trong những năm 1902 – 1903, xứ Công Xá do Cố Pháp làm tổng quản. Sau đó, ngài về Hà Nội chữa bệnh và qua đời. Tiếp theo, có các cha tổng quản coi sóc trực tiếp. Cha tổng quản cuối cùng là cha già Tuất (gốc xứ Trình Xuyên, tình Nam Định).

Xứ Công Xá là xứ Mẹ (xứ gốc) của các xứ : Khoan Vĩ, Nam Xá, Phú Đa, Đồng Phú, Mạc Thượng, Quan Hạ. Riêng xứ Công xá có các họ giáo : Hội Động, Vĩnh Trụ, Mai Xá, Văn Xá, Thổ Ốc, Cầu Không, Tế Xuyên, Phú Khê, Ngô Thôn. (Nay chỉ còn lại họ giáo Vĩnh Trụ và Hội Động là còn đông giáo dân. Những họ giáo khác gần như đã bị “xóa sổ”).

Theo truyền khẩu, trong thời kỳ cấm đạo dưới các thời vua triều Nguyễn, giáo dân xứ Công Xá bị bắt giải về pháp trường Bẩy Mẫu – Nam Định, bắt khóa quá. Ai không theo ý vua sẽ bị nhục hình, bắt đào thùng, đào hố rồi bắt đứng xung quanh để chém đầu và đẩy xuống hố, sau đó lại bắt giáo dân xứ khác lấy xác đi mai táng. Một số giáo dân chạy trốn sang các làng bên cạch để ẩn náu. Số khác phải đóng dấu chín ở mặt, bắt đi phân xác đến các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang…

Khi được lệnh của nhà vua cho hồi hương, có 10 gia đình trở về quê cha đất tổ, nhận chung một họ là họ “Trần”… Từ đó đến nay, giáo xứ Công Xá chỉ mang một họ “Trần”.

Khoảng năm 1897, cố Pháp về ở xứ Công Xá. Thấy số giáo dân ngày càng tăng, cố Pháp quyết định chuyển nhà thờ ra một khu đất mới rộng và trung tâm hơn. Cũng có ý kiến xin cố Pháp để yên ngôi nhà thờ này, nhưng cố không bằng lòng. Ngài quyết định xây dựng nhà thờ xứ Phú Đa. Sau khi hoàn thành nhà thờ Phú Đa năm 1902, cố lại về xứ Công Xá, cùng dịp ngôi nhà xứ vì do sơ xuất bị cháy, dân làng đều nhất trí chuyển nhà thờ ra khu đất mới như nhà thờ có hiện nay. Ngôi nhà thờ mới được khởi công vào năm 1905, do cha Long giúp cố Pháp phụ trách và ông Trần Văn Chiện (Trùm họ) cùng đứng ra lo liệu xây dựng. Nhà thời mới được xây dựng theo cấu trúc Tây Phương, có diện tích : dài 41,25m; rộng 12,6m; tháp cao 25m, treo ba quả chuông.

Các cụ kể lại : trước khi có ngôi nhà thời hiện nay, đã có hai lần dựng xây nhà thờ (không rõ đời cha nào?). Một nhà thờ nhở dựng tại trung tâm xóm trên làng (tức xóm 4 hiện nay), chung quanh nhà thờ bưng bằng gỗ và một nhà xứ nhỏ bằng gỗ lim, mái lợp cỏ ranh. Thời cấm cách đạo, nhà thời và nhà dân bị đốt cháy… Sau này, tới thời cha già Điện đã cho dựng lại một ngôi nhà thời nhở bằng gạch, lợp ngói nam, ngay trên nền của ngôi nhà thời cũ…

Khi nhà thờ chuyển về khu đất mới thì Nhà Dòng cũng được dời đến khu đất mới theo địa dư hành chính hiện nay (xóm 3), năm 1927.

* Các bài viết liên quan đến sinh hoạt Giáo xứ

Sa mạc huấn luyện Thiếu Nhi Thánh Thể tại giáo xứ Công Xá

Thánh lễ ra mắt Hội đồng Mục vụ giáo xứ Công Xá 2020

Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Tại Giáo Xứ Công Xá

Giáo xứ Công Xá đón Thánh Giá Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XIII

Giáo xứ Công Xá chầu Thánh Thể thay mặt Giáo phận

Facebook
Twitter
Email
Print
Scroll to Top