28. Lịch sử kinh Vinh danh?
Bản chất của kinh Vinh Danh là một bài ca chúc tụng. Có lẽ nó được soạn ra để bênh vực thiên tính của Đức Giêsu, nhằm chống lại các lạc giáo, nhất là lạc giáo Ariô[1].
Kinh này, ban đầu không được soạn cho Thánh Lễ, vì thế, không được sử dụng trong Thánh Lễ bên Đông cũng như bên Tây.
Không rõ ai là tác giả của kinh này. Kinh này được du nhập vào phụng vụ Rôma thời thánh Giáo hoàng Lêô Cả (440-461), tuy chỉ sử dụng vào lễ Chúa giáng sinh. Đức giáo hoàng Simacô (498-514) mở rộng tới các Thánh Lễ Chúa nhật và lễ các thánh tử đạo khi được Giám mục cử hành. Thế kỷ XI, kinh này được dùng trong mọi Thánh lễ, ngoại trừ những ngày thống hối.
29. Ý nghĩa kinh Vinh danh?
Kinh Vinh Danh là thánh thi chúc tụng và khẩn nài, hướng lên Chúa Cha và Chúa Kitô (x. QCSL, số 53). Chúa Thánh Thần cũng được nhắc tới nhưng rất ngắn: “[…] Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Ðấng Thánh, chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có Chúa là Ðấng Tối Cao, cùng Ðức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Ðức Chúa Cha. Amen”.
[1] Năm 320, linh mục Ariô cho rằng, Chúa Giêsu chỉ là thụ tạo như các thụ tạo khác.
Còn tiếp…
Lm. Giuse Đào Hữu Thọ
Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 1
Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 2
Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 3
Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 4
Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 5
Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 6
Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 7
Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 8
Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 9
Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 10
Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 11
Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 12
Giải đáp các câu hỏi về Thánh lễ 13