Cha Léopold Cadière: Hình ảnh một vị thừa sai và lời khuyên cho thế hệ thừa sai trẻ

JBEtcharren

Tất cả những ai quan tâm đến công việc nghiên cứu của cha Léopold Cadière đều nhận ra rằng ngài là một con người đặc biệt thông minh, với một nhân cách hết sức thẳng thắng về mặt trí thức. Là một người say mê với công việc, đồng thời cũng là một người sống hết lòng, tự thẳm sâu, ngài đã được thúc đẩy bởi lòng kính trọng và tình yêu lớn lao dành cho xứ sở mà ngài đã nhận là quê hương của mình, đó là nước Việt Nam.

JBEtcharren

Khoa học và đức tin.

Tuy nhiên, chân dung của con người yêu mến đất nước Việt Nam này sẽ chưa thể hoàn hảo nếu chúng ta chỉ dừng lại ở những phẩm chất nhân văn kể trên, mặc dầu những phẩm chất nhân văn này đã thể hiện một giá trị vô song. Sẽ là một thiếu sót trong việc tưởng nhớ ngài nếu chúng ta không dám khẳng định rằng trước hết ngài là con người của đức tin. Chiều kích tâm linh này đã là nền tảng cho những chọn lựa quan trọng nhất của cuộc đời ngài. Tính nghiêm túc khoa học đáng khâm phục trong các tác phẩm của cha Cadière đòi buộc chúng ta phải dành cho thực tại đức tin kitô giáo và ơn gọi linh mục của ngài một vị trí xứng đáng. 

Thật vậy, niềm say mê nghiên cứu và tình yêu ưu tiên dành cho một đất nước không phải là đặc tính riêng của những người có niềm tin. Một người vô thần cũng có thể say mê nghiên cứu và gắn bó cả tấm lòng với một đất nước khác với tổ quốc mình, một đất nước mà họ không ngừng khám phá, một đất nước luôn hấp dẫn họ mỗi ngày một hơn. Thêm vào đó, nhu cầu đến với người khác, hiểu biết người khác, vượt qua các ranh giới, chẳng phải là nhu cầu sâu thẳm của con người chúng ta sao, cho dù khát vọng bí ẩn này vẫn thường bị lạc hướng bởi tác động của những khuynh hướng ích kỷ. 

Nơi cha Cadière, niềm say mê hiểu biết và khám phá đã thể hiện ngay từ khi ngài còn học phổ thông, nhưng cách rõ ràng hơn trong suốt giai đoạn ngài nghiên cứu thần học. Chính ngài đã nói lên điều đó trong các tác phẩm của mình : « Khi còn là một chủng sinh trẻ, lúc tôi bắt đầu học triết học kinh viện và thần học, đó cũng là lúc mà những gương mặt lớn của các cha Xuân Bích, các linh mục triều, những nhà thông thái dòng Biển Đức, và nhiều gương mặt lớn khác nữa, đã hoàn tất việc xuất bản các nghiên cứu của họ về các Sách Thánh, phụng vụ, nguồn gốc Kitô giáo. Dưới sự hướng dẫn của các giáo sư, tôi đã đọc say mê những tác phẩm đó, và tôi đã ước ao một ngày nào đó cũng được  giống như họ. »

Kinh nghiệm về tính phổ quát.

Với sự khao khát học hỏi và ứng dụng mọi tiềm năng của trí tuệ mình để đào sâu các nền tảng đức tin, chắc hẳn ngài đã có những phương tiện để thõa mãn khát vọng này ngay tại quê hương mình, nhờ tiếp xúc với những bậc thầy mà ngài rất ngưỡng mộ. Nhưng ngài đã lựa chọn ra đi, từ bỏ tất cả, rời xa cả những người thân yêu nhất của ngài, và qua đó khướt từ luôn những phương tiện sẵn có để tiếp tục việc nghiên cứu của mình. Như thế, ngài đã đặt ánh sáng đức tin lên trên tất cả, và vì đức tin, ngài đã chọn lựa đáp lại tiếng gọi trong lòng, mà Ngài nhận thức được trong những giờ phút sống thân tình với Thiên Chúa. 

Về sau ngài đã nhận ra rằng, với lời mời gọi này Thiên Chúa đã mở ra cho ngài một con đường trọn hảo. Khi gởi ngài đến với một dân tộc mà ngài hoàn toàn chưa biết, Thiên Chúa đã muốn ngài học biết kinh nghiệm về một gia đình nhân loại rộng lớn, trong đó mọi người đều được mời gọi nhận ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình, không phân biệt chủng tộc và văn hóa. Nhân danh tình yêu của Chúa Cha mà ngài được sai đi để làm chứng cho tình yêu đó và để chia sẻ với anh chị em Việt Nam niềm hy vọng về ơn cứu độ nơi Đức Kitô. Vì thế, đức tin Kitô giáo của ngài đã được thêm phong phú nhờ kinh nghiệm về tình yêu phổ quát của Thiên Chúa mà ngài đã thực hiện ở một nơi rất xa với tổ quốc của ngài.

Đức tin và những nẻo đường nhân loại

Đức tin của Ngài cũng luôn được chất vấn bởi cuộc khám phá không ngừng về mọi sự phong phú về mặt nhân văn và tâm linh của một dân tộc mà từ nay ngài sẽ cùng chia sẻ một số phận. Chính trong bối cảnh mới mẻ này mà ngài phải sống đức tin của mình và diễn tả đức tin ấy bằng những từ ngữ mới mẻ, trước tiên cho chính bản thân ngài, và sau đó để chia sẻ với những con người của một nền văn hóa và truyền thống tôn giáo khác biệt. Để có thể bước vào thế giới hoàn toàn mới lạ nầy, điều ưu tiên trên hết đối với ngài, đó là học tiếng Việt. Cha Georges Lefas, người đã viết điếu văn về ngài, cho biết cha Cadière, khi mới là một linh mục trẻ, 23 tuổi, đã miệt mài như thế nào để học tiếng Việt, vì ngài « xác tín rằng điều cốt yếu trong các bổn phận của ngài, lúc mới đến cũng như nhiều năm về sau, đó là học ngôn ngữ, theo ý định của Thiên Chúa ».

Công việc mục vụ và việc tìm hiểu đất nước Việt Nam

Cha Cadière càng xác tín hơn về tầm quan trọng hàng đầu của việc đào sâu ngôn ngữ, khi ngài nhận được từ giám mục của mình, Đức Cha Gaspar, những hướng dẫn rõ ràng về vấn đề này. Và ngài hiểu ra rằng, bởi lòng trung tín với sứ vụ đã lãnh nhận, ngài không được dừng lại ở đó. Ngài viết : « Học ngôn ngữ không chỉ là công việc của cổ họng,  của lỗ tai, hay của trí nhớ ; đối với hai ngôn ngữ rất khác biệt nhau như tiếng Pháp và tiếng Việt, điều quan trọng nhất là vấn đề tư tưởng. Không chỉ  nói như người Việt, mà còn phải suy nghĩ giống như họ. »

Cha Cadière chẳng bao giờ sao lãng điều cốt yếu trong các bổn phận của ngài, nghĩa là sứ vụ mà ngài được sai đi, và ngài phải thực hiện sứ vụ này bằng việc đón nhận tất cả mọi nhiệm vụ được Đức Giám Mục giao phó, dù đó là việc giảng dạy hay điều hành các cộng đoàn giáo xứ. Ngài cảm thấy rất tâm đầu ý hợp với bề trên của mình. Còn Đức giám mục thì đã nhận thấy nơi ngài những tiềm lực của một tài năng trẻ với một nhiệt thành lớn. Khi được gọi làm điếu văn cho Đức Giám Mục Gaspar, ngài đã phác họa một chân dung qua đó chúng ta dễ dàng nhận ra những nét tinh tế làm cho ngài rất gần gũi với giám mục của mình.

Xin trích một vài nét : « Đó là tinh thần say mê học hỏi và rành mạch về mọi điều. Ngài quan tâm đến mọi điều và muốn rằng các linh mục của ngài cũng quan tâm như vậy, với cùng một cách thức như ngài. Ngoài những môn khoa học vật lý khác nhau mà đối với ngài không còn bí ẩn, ngài hiểu biết về các phong tục, tín ngưỡng, thực hành tôn giáo của người Việt Nam, những khái niệm chính xác và tương đồng. Nhiều lần, ngài đã thổ lộ với tôi rằng, ngài muốn thực hiện một tác phẩm liên quan đến chủ đề trên, để giải thích cho những nhà thừa sai trẻ nhiều sự kiện họ nhìn thấy mà không hiểu, một tác phẩm mà tầm vóc của nó còn rộng lớn hơn nữa. » Cha Lefas giải thích những lời trên như sau : « Dự án mà vị giám mục đã ký thác cho đệ tử trẻ của mình sau khi đã cân nhắc kỹ càng, thì người đệ tử đó đã thực hiện được với một tầm vóc sâu rộng hơn, điều nầy đã chứng minh cho tính quan phòng của Thiên Chúa trong việc định hướng này. Như thế, việc tiến sâu vào nghiên cứu của cha Cadière ngay từ đầu không mang dáng vẻ của một sở thích riêng, nhưng là lời đáp trả đầy nhiệt huyết cho một mệnh lệnh của vị bề trên đầy sáng suốt. » 

Trong số những phẩm chất cần phải có đối với một thừa sai trẻ, thì phẩm chất chính yếu bao hàm tất cả những phẩm chất khác, đó là lòng yêu mến xứ sở nơi mình được sai đến. Đó cũng là điều kiện và là bí quyết cho hạnh phúc và sự triển nở của chính bản thân vị thừa sai. Cha Cadière, sau nữa thế kỷ sống giữa người Việt Nam, đã tuyên bố : « Tôi đã hiểu người Việt Nam bởi vì tôi đã nghiên cứu những điều liên quan đến họ… Tôi đã học ngôn ngữ của họ, ngay từ lúc mới đến đây, và tôi còn tiếp tục làm điều đó đến tận bây giờ… Tôi đã nghiên cứu các tín ngưỡng, những thực hành tôn giáo, những thói quen, những phong tục của họ… Tôi đã nghiên cứu lịch sử của họ… Khi đã nghiên cứu và đã hiểu người Việt Nam, tôi đã yêu mến họ. Tôi đã yêu mến họ vì sự thông minh và trí khôn sắc sảo của họ… Tôi đã yêu mến họ vì những nhân đức luân lý của họ… Tôi đã yêu mến họ vì tính cách của họ… Sau hết tôi đã yêu mến họ vì những đau khổ của họ. »

Như thế, cha Cadière đã xác tín rằng nổ lực liên lỉ để hiểu một dân tộc không phải là một việc phụ mà các mục tử có thể tự do chọn lựa, nhưng là điều kiện cốt yếu để yêu mến dân tộc này và bởi đó thực hiện ơn gọi của mình, ơn gọi đã thúc đẩy họ rời bỏ tổ quốc mình để đi đến với một đất nước được bề trên chỉ định. Như vậy, cuộc sống trí thức của Ngài, cuộc sống nghiên cứu không mệt mỏi của Ngài được liên kết cách chặt chẻ với ơn gọi mà Ngài phải thực hiện trong sự trung tín hoàn toàn với công việc mục vụ do giám mục của Ngài giao phó. Chúng ta còn nhận ra cái nhìn đức tin của vị mục tử khi cha Cadière nói về tình cảm tôn giáo của người Việt Nam, ngài viết : « Tôi đã nghiên cứu các tín ngưỡng của họ, những thực hành tôn giáo của họ, và tôi xác tín rằng dân tộc Việt Nam có tình cảm tôn giáo sâu sắc, các tín ngưỡng của họ thì  thuần khiết, và khi họ tùng phục và cầu khẩn Ông Trời, có thể là họ bày tỏ với Đấng Toàn Năng mà chính tôi tôn thờ và gọi Ngài là Thiên Chúa. Và họ đã có trong thẳm sâu lương tâm mình, cái tia sáng của tôn giáo tự nhiên mà Đấng Tạo Hóa đã đặt trong tâm hồn của mọi người. »

Nghiên cứu khoa học và đời sống nội tâm.

Cha Lefas đã cố gắng giải thích bằng cách nào mà cha Cadière dung hòa được 2 điều : nhiệt huyết của một nhà bác học sáng suốt, và việc nuôi dưỡng đời sống nội tâm. Và đây là điều mà cha Lefas đã nói đến trong điếu văn : « Đó là một tinh thần không ngừng chú tâm khám phá và đối chiếu. Việc đó không làm ngài mỏi mệt ; việc đồng hóa hai nhiệm vụ nầy làm phong phú thêm đời sống nội tâm của ngài và ban cho ngài niềm vui mà ngài không ngừng dâng lên Thiên Chúa. Khi ám chỉ đến điều đó, trong những ghi chú cá nhân, ngài đã dùng từ sốt mến. Thật vậy, chúng ta phải nhìn thấy trong sự  thú nhận này một sự ám chỉ đến cái gọi là cảm hứng nơi các nhà thông thái và các nghệ sĩ ; nếu những người nầy là tín hữu, thì tình trạng tâm hồn ấy là một trong những hình thức hiệp thông với Thiên Chúa. »

Bàn về đời sống nội tâm của những người khác luôn là một việc tế nhị. Nó là mối tương quan sâu thẳm của một con người với Thiên Chúa. Nhưng dựa vào lời ghi chú do chính cha Cadière viết lại, cha Lefas đã nhấn mạnh hai nét nổi bật biểu lộ cuộc chiến đấu nội tâm : « Trước hết, đó là điều mà chúng ta có thể gọi là những đắn đo của vị linh mục khi đối diện với hai nhiệm vụ mà ngài đã can đảm nhận lấy cùng lúc, theo mệnh lệnh của Đức Giám Mục Gaspar. Cũng như tất cả những ai đảm nhận một công việc lâu dài, ngài đã lo sợ hoang phí thời gian mà chẳng thu được kết quả một cách hữu hiệu … Ngài không bao giờ cho phép những nghiên cứu khoa học lấn át công việc mục vụ của ngài : age quod agis – làm tốt việc mình đang làm, đó là phương châm của ngài ngay từ thời ở chủng viện, và ngài đã áp dụng nó một cách có ý thức vào mọi bổn phận quan trọng. »   

Cha Lefas còn thêm : « Vị thừa sai rất năng động này đã có mối bận tâm thường xuyên về việc thánh hóa bản thân. Ngài luôn mang trong lòng mối bận tâm này,  như một “cuộc chiến đấu nội tâm”, trong đó, ý thức về những ân huệ đã lãnh nhận trở thành mối ưu tư vì sợ rằng mình không tận hiến đủ cho Thiên Chúa. Ngài đã ghi lại trong nhật ký, « Tại sao tôi không là một vị thánh ? » Và ngài đã thử xét lương tâm, xem mình có lòng quyến luyến nào đó với công trình khoa học đã thực hiện không, rồi ngài tự vấn một cách trung thực để  xem ngài có khả năng bắt chước  thánh Phanxicô At-si-di khi quăng vào lửa công trình do mình tạo ra, để chấm dứt sự chia trí trong lúc cầu nguyện không. « Tôi có sẵn sàng thiêu đốt công trình nghiên cứu của mình về « tiếng địa phương của người Annam Thượng » không ? Hoặc quyển lịch sử « Quảng Bình » không ?… Tôi có thật lòng làm điều đó không ? Vâng, có thể lắm. Nếu việc nên thánh không đòi buộc những hy sinh khác thì tôi nghĩ rằng tôi có thể. Nhưng tôi nhận thấy sau đó là một chuổi dài những hy sinh lớn lao hơn, và điều đó làm tôi sợ hãi, tôi chùng bước. » Và để kết thúc, ngài đã trích lại câu này : « Vị thánh là một người luôn bắt đầu lại,  từng năm, từng tháng, từng ngày, luôn sẵn sàng tận hiến cho Thiên Chúa, bất chấp những hoàn cảnh tự nhiên. »  

Chứng từ về đời sống tông đồ của ngài.

Chúng ta vừa nhắc lại quyết tâm của cha Cadière là dành ưu tiên cho công việc tông đồ. Hoạt động mục vụ nhiệt thành của ngài trong việc giảng dạy cũng như trong thừa tác vụ tại giáo xứ là chứng từ rõ ràng cho điều vừa nêu. Những bản tường trình của giai đoạn này, được soạn thảo cẩn thận hằng năm, cung cấp cho chúng ta một bản liệt kê chi tiết về điều đó. Nhưng ngoài những việc mục vụ thông thường, chúng ta còn nhận thấy nơi cha Cadière luôn có mối bận tâm suy nghĩ về ý nghĩa của sứ vụ đã lãnh nhận và những phương tiện sử dụng để hoàn thành sứ vụ ấy cách thông minh và với lòng trung tín. Như thế chúng ta nhận ra, trong sứ vụ tông đồ cũng như trong nghiên cứu khoa học, ngài đặt ra cho mình cùng một đòi buộc nghiêm túc. Trong dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với cha Cadière tại Học Viện Công Giáo Paris,  ngày 16 tháng 1 năm 1956, Gabriel LEBRAS đã ghi nhận như sau : « Việc nghiên cứu khoa học không phải là mục đích cuối cùng của ngài. Hiểu biết để phục vụ : đó là phương châm của ngài. Ngài hiểu rằng vị thừa sai phải đối thoại với những con người có truyền thống, tình cảm và ngôn ngữ của riêng họ ; cần phải gìn giữ nhiều điều của thời quá khứ, nhất là cơ cấu gia đình . Ngài hiểu rằng, sứ điệp Tin Mừng, dù không chấp nhận bất cứ sự biến chất nào, cũng đòi hỏi sự thích ứng về mặt hình thức với những cộng đoàn nhân loại khác nhau. Nhà xã hội học không nên can dự vào trong lãnh vực mục vụ. Nhưng vị mục tử chỉ đúng nghĩa là vị mục tử khi có được sự hiểu biết chính xác về đàn chiên của mình. » 

Đặc biệt, chúng ta có thể ghi nhận việc ngài dành một vị trí xứng đáng cho lịch sử, trước khi bắt đầu suy tư về hiện tại và định hướng cho tương lai. Sau đây là hai thí dụ có thể minh họa cho sự say mê học hỏi để phục vụ tốt hơn :

Việc giảng dạy và đào tạo các linh mục

Trong một bản tường trình được soạn thảo theo yêu cầu của Đức Giám Mục de Guébriant dành cho Hội nghị truyền giáo Lisieux vào năm 1929, cha Cadière đã nêu ý kiến về việc đào tạo các chủng sinh về mặt trí thức, luân lý và mục vụ. Bản tường trình này bắt đầu bằng việc nhắc lại lịch sử của hàng giáo sĩ Việt Nam từ lúc mở chủng viện đầu tiên tại Ayuthaya, bên nước Xiêm (bây giờ là Thái Lan), và việc đào tạo các chủng sinh đầu tiên của cha Deydier vào năm 1666, trong một chiếc thuyền trên sông Hồng. Chỉ sau khi nhắc lại những nguồn gốc lịch sử này, cha Cadière mới bắt đầu đề cập đến những vấn đề đặt ra trong các chủng viện của Việt Nam từ năm 1927.

Việc tổ chức và hoạt động tại giáo xứ

Về việc thích nghi đời sống các giáo xứ Việt Nam với thời hiện đại, cha Cadière đã đảm nhận công trình nghiên cứu lịch sử lâu dài có tựa đề là : « Tổ chức và hoạt động của một cộng đoàn kitô hữu Việt Nam ». Công trình này đã được thực hiện suốt thời gian ngài bị quản thúc ở Vinh và đã được tu chỉnh lại ở Huế giữa những năm 1953 và 1954. Đó là một nghiên cứu tỉ mỉ, một tác phẩm lý thú, được tô điểm bằng những suy tư sắc bén, kết quả của kinh nghiệm bản thân ngài. Chẳng thiếu gì cả trong việc mô tả những cộng đoàn Kitô hữu và các cơ cấu của những cộng đoàn này. Vị trí của những người hoạt động mục vụ, linh mục và giáo dân, chức năng và những danh xưng riêng biệt, tất cả được mô tả chi tiết trong tác phẩm đó. Phẩm trật giữa những người đảm nhận những trách nhiệm khác biệt và sự phối hợp giữa họ được giải thích rất rõ ràng trong tác phẩm đó. Đời sống phụng vụ, đời sống bí tích, đời sống vật chất của các cộng đoàn Kitô hữu, vai trò của các đoàn thể khác nhau trong giáo xứ, tất cả đều được xem xét và ghi lại cách cẩn thận.

Những hướng dẫn thực tiển dành cho các nhà thừa sai khi nhận định về tôn giáo

  Đời sống, những công trình khoa học và kinh nghiệm mục vụ của cha Cadière đã cung cấp một lãnh vực mênh mông cho việc nghiên cứu và tư duy. Tôi tin rằng lãnh vực này có thể gây thích thú cho những linh mục trẻ đang bận tâm sống trọn vẹn sứ vụ của mình trong thế giới hôm nay.

Những linh mục trẻ muốn dấn thân nghiên cứu tôn giáo có thể lấy cảm hứng từ những lời khuyên quý báu mà cha Cadière đã để lại trong một bản tường trình đọc tại Tuần Lễ Chủng Tộc Học diễn ra tại Louvain vào tháng 8 năm 1912.

Chúng ta sẽ nhận ra trong đó mối ưu tư của ngài về tính khách quan trong việc quan sát các sự kiện và tính xác thực trong việc giải thích các sự kiện ấy. Ngài không những nhấn mạnh đến việc cần thiết phải có một phương pháp nghiên cứu thật tốt, mà còn nhấn mạnh đến việc phải biết sử dụng phương pháp đó nữa. Nhưng ngài nói : « một trong những điều kiện không thể thiếu để nghiên cứu lịch sử tôn giáo, đó là học ngôn ngữ của xứ sở đó và phải hiểu biết nó cách tường tận. » Ngài còn nhấn mạnh đến điều này khi nói : « Phải hiểu rõ những sắc thái của ngôn ngữ để có thể nhận ra được những sắc thái của tình cảm tôn giáo. Muốn hiểu biết chính xác nội dung của một tín ngưỡng, cần phải hiểu đầy đủ ý nghĩa của các từ vựng đã giải thích tín ngưỡng này. Muốn tiến sâu vào các ngõ ngách của ý thức tôn giáo, cần phải biết nêu câu hỏi, một cách vừa rõ ràng vừa khéo léo, đó là một điều mà những ai còn nói tiếng nước ngoài một cách ấp úng thì không thể nào diễn tả được. »

Ngài còn thêm : « Hiểu thông suốt ngôn ngữ của xứ sở mà mình đến, điều kiện nầy thuộc lãnh vực tri thức. Còn một quy luật khác thuộc lãnh vực luân lý mà những ai quan tâm đến việc nghiên cứu tôn giáo phải tôn trọng : đó là  phải tỏ lòng kính trọng đối với những biểu hiện tình cảm tôn giáo mà mình nghiên cứu… Phải kính trọng các tín ngưỡng của người dân… Khi nghiên cứu một tôn giáo,  cũng phải biết  kính trọng những nơi dành riêng cho việc thờ tự… »

Cha Cadière đưa ra một loạt những lời khuyên khác dựa trên kinh nghiệm của bản thân ngài. Thời gian giới hạn của tham luận này không cho phép đi vào chi tiết, nhưng ít ra chúng ta cũng có thể đánh thức khát vọng của những người trẻ để họ biết đón nhận di sản này. Tiếp nối công việc đã được các tiền bối của chúng ta khởi sự, làm sống lại tinh thần của họ trong thời đại chúng ta đang sống, đó là lòng biết ơn cao đẹp nhất mà chúng ta có thể dành cho họ. 

Về phần tôi, với những lời sau cùng bày tỏ lòng kính trọng đối với cha Cadière, tôi muốn giới thiệu với quý vị một bài ca ngợi Chúa, rất đẹp, mà ngài đã soạn vào cuối đời, và đặt tên là « Hướng tâm hồn lên ».  

HƯỚNG TÂM HỒN LÊN 

Trời đất đầy vinh quang Chúa.

Hoan hô trên các tầng trời.

 Trời.

Các tầng trời phi vật chất.

Các tầng trời vĩnh cửu. Các tầng trời của Thiên Chúa.

Các tầng trời của Ba Ngôi thần linh.

Các tầng trời có trước mọi thời đại, đầy vinh quang đích thực, vinh quang vô tận của Ba Ngôi thần linh.

Vinh quang của Chúa Cha, Đấng sinh hạ vĩnh hằng Chúa Con, giống như Ngài.

Vinh quang của Chúa Con, Ngôi Lời vĩnh cửu, hình ảnh của Chúa Cha.

Vinh quang của Chúa Thánh Thần, tình yêu vĩnh cửu của Chúa Cha đối với Chúa Con, của Chúa Con đối với Chúa Cha, tình yêu bản thể, tình yêu ngôi vị.

Hoan hô trên các tầng trời !

Trời.

Các tầng trời của thời gian được tạo thành. Các tầng trời của loài thụ tạo.

Các tầng trời của các đạo binh thiên quốc đời đời tán dương vinh quang Thiên Chúa.

Các tầng trời của Tổng lãnh thiên thần Micae, thủ lãnh đạo binh thiên quốc, đấng chiến thắng quỷ thần.

Các tầng trời của thiên thần bản mệnh tốt lành của con.

Các tầng trời của các thiên thần bản mệnh của mọi người con quen biết, mọi tín hữu của con, mọi kitô hữu, mọi chư dân thuộc mọi thời đại.

Các tầng trời của vô số các thiên thần ở trên thiên quốc.

Các tầng trời của các thánh nam nữ trên Thiên Đàng.

Các tầng trời của các thánh thuộc Lễ Quy.

Các tầng trời của các thánh trong Sách Lễ và trong Sách Phụng Vụ Giờ Kinh.

Các tầng trời của các thánh trong Sách Tiểu Sử Các Thánh Tử Đạo Rôma.

Các tầng trời của đông đảo các thánh nam nữ trong cũng như ngoài gia đình mà con quen biết.

Các tầng trời của mọi người đã qua đời trong ân nghĩa Chúa, từ lúc tổ phụ đầu tiên của chúng con được tạo thành cho đến nay, và cho đến chung cuộc của lịch sử nhân loại.

Các tầng trời của các thánh nam nữ trên Thiên Đàng.

Hoan hô trên các tầng trời !

Trời.

Các tầng trời vật chất.

Các tầng trời của thái dương hệ, của Mặt Trời, của Trái Đất, của Mặt Trăng, của mọi hành tinh và mọi vệ tinh.

Các tầng trời của những sao chổi.

Các tầng trời của mọi hệ thiên thể, của mọi thiên thể và các hành tinh của chúng.

Các tầng trời của mọi thiên hà, của mọi tinh vân.

Các tầng trời của những khoảng cách xa hàng trăm triệu năm ánh sáng.

Các tầng trời của vật chất, của sự cấu tạo và các nguyên tố của nó.

Các tầng trời của các nguyên tử và cấu tạo của chúng.

Các tầng trời của ánh sáng, của vận tốc và bản chất của nó.

Các tầng trời của dòng điện năng.

Các tầng trời của các sóng vũ trụ.

Các tầng trời của mọi sức mạnh điều khiển vũ trụ.

Các tầng trời chúc tụng liên lỉ vinh quang Thiên Chúa, cách vô thức và tất yếu, cách kỳ diệu.

Hoan hô trên các tầng trời !

Và trái đất.

Thế giới tâm linh.

Hy tế đồi Cal-vê.

Hiến tế của Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm Người, Đấng Cứu Độ con, Đấng Cứu Chuộc con.

Những thánh lễ đang được cử hành, đã được cử hành, và sẽ được cử hành liên lỉ, mọi lúc, trên mặt đất.

Những lời cầu nguyện, chúc tụng, tôn thờ, cảm tạ, cầu xin, đền tội không ngừng vang lên từ mọi tu viện, đan viện, cộng đoàn dòng tu, nhà thờ, từ trái tim, môi miệng, những cử chỉ, của mọi con cái Chúa.

Những tâm tình cầu nguyện, chúc tụng, những lời tôn thờ, cảm tạ, cầu xin, đền tội ấy cũng đang ngày đêm liên lỉ vang lên nơi mọi nhà tạm.

Hoan hô trên các tầng trời !

Trái đất.

Thế giới vật chất.

Thế giới khoáng chất và sự diệu kỳ của nó. Kim loại, thủy tinh, đá, nước, khí.

Nguyên tử và các nguyên tố của nó.

Thế giới thực vật và sự diệu kỳ của nó. Cây cối, thảo mộc, hoa, quả. Màu sắc, mùi vị, hương thơm. Những cây dương sỉ khổng lồ của những niên đại đầu tiên. Những loại tảo. Những đơn bào.

Thế giới động vật và sự diệu kỳ của nó. Những khủng long của những niên đại đầu tiên, những vi khuẩn. 

Sự tiến hoá, sự sinh sản, sự sống, sự chết.

Con người, xác,  hồn, lý trí, ý chí, tình yêu.

 Hoan hô trên các tầng trời.

Trời đất đầy vinh quang Chúa.

Hoan hô trên các tầng trời.

HUẾ, ngày 7 tháng 9 năm 2010

Jean-Baptiste ETCHARREN

M.E.P

Père Léopold CADIERE

COLLOQUE à HUE 7.8.9 septembre 2010

Tous ceux qui se sont intéressés aux travaux de recherche réalisés par le Père Léopold Cadière, reconnaissent en lui un homme d’une très grande intelligence et d’une honnêteté intellectuelle rigoureuse. Travailleur acharné, mais aussi homme de cœur, il était  profondément motivé par le respect et le très grand amour qu’il portait à son pays d’adoption, le Viet-Nam.

Science et foi

Cependant, le portrait de cet homme, amoureux du Viet-Nam, ne serait pas complet si l’on s’en tenait uniquement à ces qualités humaines, bien que celles-ci représentent déjà en elles-mêmes une valeur inestimable. Nous porterions atteinte à sa mémoire si nous n’osions  affirmer qu’il fut avant tout un homme de foi. Cette dimension spirituelle a été le fondement même des choix les plus importants de sa  vie. La rigueur scientifique que nous admirons dans les travaux du Père Cadière nous oblige à notre tour à donner toute sa place à la réalité de sa foi chrétienne et de sa vocation sacerdotale.

Sans doute, la passion de la recherche et l’amour préférentiel portés à un pays ne sont pas le privilège des croyants. Un athée peut lui aussi se passionner pour la recherche et s’attacher de tout son cœur  à un pays autre que le sien, un pays qu’il ne cesse de découvrir et qui ne cesse de le séduire toujours plus.  D’ailleurs, ce besoin d’aller vers l’autre, de connaître l’autre autrement, de franchir les frontières, n’est-il pas un besoin profondément inscrit tout au fond de notre être, même si cette aspiration mystérieuse demeure souvent en sommeil ou plus souvent encore est détournée de sa vocation première sous l’influence de nos tendances égoïstes et possessives.  

Chez le Père Cadière, la passion de connaître et de découvrir s’est manifestée dès ses études classiques, mais de manière plus précise encore durant ses études de théologie. Il le dit lui-même dans ses écrits : « Quand, jeune séminariste, je m’initiais à la philosophie scholastique et à la théologie, c’était le temps où de grands Sulpiciens : le Hir, Vigouroux, Bacuez ; des prêtres séculiers : Fouard, Camus, Battifol ; des savants bénédictins : Dom Guéranger, Dom Cabrol, d’autres encore, achevaient de publier leurs études sur les Livres Saints, sur la liturgie, sur les origines chrétiennes. Sous la direction de maîtres intelligents, je dévorais leurs travaux, et je voulais faire comme eux un jour. »

Expérience de l’universel

Cette soif d’apprendre et d’appliquer toutes les ressources de son intelligence pour mieux pénétrer les fondements de la foi, il avait les moyens de l’assouvir dans son propre pays, au contact de ces maîtres dont il appréciait tant l’intelligence et l’esprit de recherche. Il préféra partir au loin, tout quitter, se séparer des êtres qui lui étaient les plus chers et renoncer par le fait même aux moyens immédiatement disponibles pour la poursuite de ses études. Ce faisant, il plaçait  au dessus de tout l’intelligence de la foi par laquelle il faisait le choix de répondre à un appel intérieur persistant, perçu dans les moments d’intimité vécus en présence de Dieu.

Il se rendra compte plus tard que par cet appel, Dieu lui ouvrait une voie royale. En l’envoyant vers un peuple dont il ignorait tout, Dieu l’appelait en effet à faire l’expérience de cette grande famille humaine où tous sont appelés à connaître l’amour que Dieu porte à chacun, sans acception de race ou de culture. C’est au nom de cet amour du Père qu’il était envoyé, pour en témoigner, pour partager avec ses frères et sœurs du Viet-Nam l’espérance du salut révélé par le Christ. Sa foi chrétienne allait donc se trouver enrichie par cette expérience de l’amour universel de Dieu vécu loin de son pays d’origine. 

Foi et chemins d’humanité

Sa foi allait aussi se trouver constamment interpellée par une découverte jamais achevée de toutes les richesses humaines et spirituelles du peuple dont il allait désormais partager le destin. C’est dans ce contexte nouveau qu’il lui faudrait vivre sa foi et l’exprimer avec des mots nouveaux, pour lui-même d’abord, puis pour la partager avec des personnes de culture et de tradition religieuse différentes. Pour entrer dans cet univers qui lui était totalement étranger, la priorité des priorités fut d’appendre la langue. Le Père Georges Lefas qui écrivit sa notice nécrologique, dit avec quel acharnement le jeune Père Cadière, à peine âgé de 23 ans, se mit à l’étude du Vietnamien, « persuadé que l’essentiel de son devoir d’état, à son arrivée, et pour plusieurs années, se trouvait là, dans l’étude de la langue, selon le dessein de Dieu ». 

Ministère pastoral et connaissance du pays

Le Père Cadière était d’autant plus convaincu de l’importance primordiale de cet apprentissage, qu’il avait reçu de son évêque, Mgr Gaspar, des orientations sans équivoque  à ce sujet.  Et il savait que dans la fidélité à la mission reçue, il ne devait pas s’arrêter là.  « Apprendre une langue, écrit-il, n’est pas seulement une affaire de gosier ou d’oreille, ce n’est pas seulement une affaire de mémoire ; quand il s’agit de langues si différentes que le français et  le vietnamien, c’est surtout une affaire de pensée. Il ne s’agit pas seulement de parler comme les Vietnamiens, mais il faut penser comme eux. »

Le Père Cadière n’a jamais perdu de vue l’essentiel de son devoir d’état, c’est-à-dire la mission pour laquelle il avait été envoyé et qu’il tint à réaliser en acceptant toutes les fonctions confiées par son évêque, que ce fut un ministère d’enseignement ou l’animation des communautés paroissiales. Il s’était spontanément trouvé en harmonie avec les vues de son évêque qui avait discerné en lui les ressources d’une nature douée et ardente. Lorsqu’il sera appelé à faire l’éloge funèbre de Mgr Gaspar, il va dresser un portrait où il sera aisé de reconnaître les affinités qui le rendaient proche de son évêque.

En voici quelques traits : « C’était, dit le Père Cadière, un esprit curieux et averti sur toutes  choses. Il s’intéressait à tout et il voulait que ses prêtres s’y intéressent de la même manière. En dehors des diverses sciences physiques qui n’avaient pas de secret pour lui, il avait sur les coutumes, les croyances, les pratiques religieuses des Vietnamiens, des notions précises et coordonnées. Plusieurs fois il me confia qu’il aurait voulu faire sur ce sujet un ouvrage qui aurait expliqué aux jeunes missionnaires une foule de faits qu’ils voient sans les comprendre, ouvrage dont la portée aurait été bien plus générale encore. »  Le Père Lefas a commenté ces paroles  en disant : « Ce projet que le prélat avait confié, en toute connaissance de cause, à son jeune émule, celui-ci allait le réaliser avec une ampleur qui atteste le caractère providentiel de cette orientation. Ainsi, la spécialisation scientifique du P.Cadière n’a pas revêtu, à l’origine, un aspect de fantaisie originale mais celui d’une réponse, d’ailleurs enthousiaste, à une injonction paternelle exprimée par un supérieur clairvoyant ».

Parmi les qualités que l’on demande à un jeune missionnaire, la principale, qui englobe toutes les autres, c’est d’aimer le pays auquel il est envoyé.  C’est d’ailleurs  la condition et le secret  de son bonheur et de son épanouissement personnel. Le Père Cadière, considérant le demi-siècle passé au milieu des Vietnamiens, déclarait : «  J’ai compris les Vietnamiens parce que j’ai étudié ce qui les concerne… J’ai étudié leur langue, dès mon arrivée ici, et je continue de le faire à l’heure actuelle… J’ai étudié leurs croyances, leurs prati.

J.B Etcharren

Facebook
Twitter
Email
Print
Scroll to Top