Thư chung số 10 của Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê ngày 20/9/1951

Cảm thông với những đau thương do chiến tranh hoặc tai họa thiên nhiên gây nên, ngày 20/9/1951 Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê đã viết thư quyết định lập Ban cứu tế và Quỹ cứu tế Địa phận, kêu gọi các linh mục cũng như toàn giáo hữu trong địa phận cùng tham gia, để chia sẻ với những anh chị em đang gánh chịu những đau thương của cuộc sống.

 —————————————-

THƯ CHUNG SỐ 10

QUỸ CỨU TẾ ĐỊA PHẬN

Juse Maria TRỊNH NHƯ KHUÊ, ơn Chúa và ơn Tòa thánh làm Giám mục biểu hiệu Sinao, thay mặt Đức Giáo Hoàng, quản trị địa phận Hà Nội, gửi nhời thân ái chào các Cha, các Dòng nam nữ, các Thày và toàn  thể giáo hữu địa phận Hà Nội.

Anh em thân mến!

Những đau thương đè nặng trên nhân loại, do chiến tranh gây nên ngày càng nhiều; và ngay ở đất nước ta, ngay ở Địa phận ta, tình cảnh cũng không tốt đẹp gì hơn. Biết bao gia đình tan tác, biết bao cơ nghiệp đổ vỡ vì súng đạn, vì tản cư. Thậm chí có nơi, cả một xứ, cả một địa hạt phải lâm vào cảnh di cư, tìm nơi lánh nạn, không công ăn việc làm, không chốn nương tựa… Tiếp đến trận bão mới đây lại gieo thêm nhiều tai họa xuống không ít miền, làm cho dân chúng đã khốn khổ càng điêu linh hơn nữa. Đứng trước những đau thương, những tai hại ấy, tôi đã cố gắng tìm phương kín đáo cấp cứu những nơi khổ cực hơn cả. Nhưng tôi biết những giúp đỡ ấy, đối với những hoạn nạn ấy, dù là như muối bỏ bể; tôi chỉ tự an ủi, vì đó là của người cha gửi đến ủy lạo con cái trong lúc khốn cùng. Tôi cũng mong muốn giúp đỡ được nhiều hơn và khắp lượt trong toàn thể Địa phận, nhưng lực bất tòng tâm, tôi không thể làm hơn được. Tôi thấy cần phải kêu gọi đến lòng bác ái của mọi người, của các Cha cũng như của các giáo hữu. Vì những đau thương những tai họa tuy nhiều và ghê gớm thật, nhưng nếu được toàn thể mọi người trong Địa phận chung tay góp sức để ngăn cản thì dẫu sao cũng giảm bớt, cũng xoa dịu được phần nào. Mà những tai họa có phải chỉ xảy ra một lần này thôi đâu! Bởi đấy, muốn giúp đỡ những anh em gặp khốn khó bây giờ và về sau, tôi quyết định lập Ban cứu tế và Quỹ cứu tế Địa phận, và chọn ngày chủ nhật đầu tháng 10 dương lịch mỗi năm làm Ngày cứu tế của Địa phận. Bắt đầu từ năm nay, ngày ấy các xứ sẽ thu tiền giúp quỹ Cứu tế, ít là ban sáng trong giờ lễ. Số tiền thu trong ngày ấy, bất cứ bằng cách nào (sáng, chiều, trong, ngoài nhà thờ hay quyên riêng từng gia đình, từng cá nhân) sẽ chia đôi, một nửa giữ lại xung quỹ cứu tế của mỗi xứ, còn một nửa nộp vào quỹ Cứu tế Địa phận.

Lập Ban cứu tế và Quỹ cứu tế Địa phận, tôi mong muốn giúp đỡ đôi phần những anh em gặp tai nạn, phải túng cực; nhưng đối với người giáo hữu, đó cũng là dịp để thi thố lòng bác ái, là một phận sự và là biệt điểm của người Công giáo. Tôi trông chờ ở sự nhiệt thành tận tụy của các Cha, nhất là lòng trắc ẩn các Cha thường có riêng đối với những ai khốn cùng, để các Cha nhắc nhủ giáo hữu sốt sắng hưởng ứng, giúp cùng giúp của trong việc cần kíp này. Tôi cũng trông chờ ở lòng quảng đại của các giáo hữu, kẻ ít người nhiều, mỗi người tùy lực, góp gió thành bão, để cứu những anh em ta đang sống trong vòng hoạn nạn. Lòng rộng rãi ấy, tôi trông đợi anh em giáo hữu sẽ có, không những nguyên trong ngày Cứu tế Địa phận, mà còn trong nhiều dịp khác nữa.

Tôi vừa nói, và anh em hẳn cũng đã nhận rằng: việc giúp đỡ những kẻ khốn cùng là một bổn phận và một đặc điểm của người công giáo. Đức Bác ái công giáo là một giới răn riêng Chúa Giêsu truyền dạy “Thày truyền cho chúng con một mệnh lệnh mới: các con hãy yêu nhau như Thày đã yêu các con. Cứ dấu này, mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ Thày, là các con yêu thương nhau”. Đã hay, việc giúp đỡ anh em ta về phần xác, tuy chỉ là việc cuối cùng trong đức Bác ái công giáo, nhưng không phải vì thế mà không cần thiết can hệ, và cấp bách, nhất là trong thời buổi này, càng không thể bỏ qua được. Không làm tức là lỗi giới răn Bác ái. Ai trong ta không kính sợ, khi suy nghĩ lời nguyền rủa Chúa sẽ dùng để xua đuổi những hạng người cứng lòng trước những đau khổ, túng thiếu của anh em “Những người vô phúc, khốn nạn, các người hãy xéo đi xưa ta đói mà các ngươi không cho Ta ăn… Ta thiếu mặc, mà các người không cho Ta áo… Ta bảo cho các ngươi hay: mỗi lần các ngươi từ chối không làm những điều ấy cho anh em các người thì chính là các người từ chối không làm cho Ta.”

Anh em thân mến! Chúng ta hãy cố gắng giúp đỡ nhau, Chúa sẽ kể là làm cho chính bản thân Chúa. Những thiếu thốn, những đau khổ của anh em đầy rẫy bên mình ta, quay mặt phía nào, ta cũng nhận thấy được và nhận thấy rất nhiều. Có khi chính ta cũng thiếu thốn, nhưng ta hãy xét xem ta còn cách nào giúp đỡ được những người thiếu thốn hơn ta. Ta hãy làm cho những thiếu thốn, những đau khổ đó bớt đi được phần nào hay phần ấy. Nhiều khi ta chỉ cần có lòng một chút và để ý làm là được. Biết bao những xa phí trong cách sống thường ngày của chúng ta… Biết bao những vật không cần, những vật, có khi ta sắm mà không bao giờ dùng đến; đang khi đó bên cạnh ta, bao nhiêu người thiếu đến cả những cái cần dùng cho đời sống. Anh em ta thiếu thốn đang mong chờ ta thương giúp họ. Nếu anh em không dám bớt những cái cần dùng của anh em để trao tặng họ, ít là anh em hãy bớt cho họ một phần những xa hoa, những cái không cần của anh em. Những cái ấy nhiều khi đã đủ cơm, đủ áo cho họ một phần nào rồi vậy.

Một điều khác nữa, tôi tha thiết xin nài mọi người nhiệt thành làm, để giúp đỡ anh em ta trong cơn túng cực, là cầu nguyện cho anh em ta, để Chúa và Trái tim Đức Mẹ giúp họ biết chịu nên những thử thách nặng nề ấy, biết tìm sự yên ủi nơi Chúa và Đức Mẹ. Chớ gì mỗi lần chúng ta cầu nguyện, mỗi giây phút chúng ta sống bên cạnh Chúa, chúng ta sẽ không quên những nỗi đau thương của anh em ta: đấy là cách hiệu nghiệm hơn cả để nâng đỡ anh em ta.

Anh em thân mến! Mỗi người chúng ta hãy thực hành đức bác ái của Chúa Giêsu dạy, biết lo đến ích chung, giúp đỡ bù đắp lẫn nhau, vì chúng ta là một thân thể thiêng liêng của Chúa Giêsu. Chúng ta phải phụng sự lẫn nhau: người này giúp đỡ người kia. Ta hãy giúp đỡ anh em ta, giúp đỡ những người khốn cùng, để đời sống của ta ở nơi bể khổ này đỡ phần chua xót! Ta hãy giúp đỡ lẫn nhau, để ta cũng đáng được Chúa thương giúp ta, như lời Chúa đã dặn trong 8 mối phúc thật: “Phúc cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được thương giúp lại”. Ta đong cho ai đấu nào, Chúa sẽ trả lại cho ta như thế và còn gấp trăm nghìn lần như thế nữa. Nhất là ta hãy giúp đỡ anh em, tùy sức ta, vì như thế là ta giúp chính Chúa và sau đây sẽ được nghe tiếng Chúa phán bảo ta: “Hỡi con yêu dấu, con đáng được chúc phúc, vì xưa Cha đói, con đã cho Cha ăn; Cha khát con đã cho Cha uống.”

Đến đây tôi muốn lên tiếng gửi nhời chào thân ái riêng những anh em đang sống trong cảnh thiếu thốn, khổ cực, bất cứ bởi tai họa nào. Anh em hãy tin rằng tôi đã hiểu thấu những đau khổ ấy của anh em. Tôi đã muốn giúp đỡ anh em và tôi mong rằng những lời kêu gọi của tôi sẽ được mọi tầng lớp người hưởng ứng, để anh em được nâng đỡ nhiều hơn nữa. Trong cơn túng cực đây, anh em hãy ngẩng mặt nhìn lên Chúa; Chúa để anh em phải qua cơn thử thách nặng nề, nhưng Chúa không bỏ anh em. Anh em hãy nhận lấy những thánh giá đây cho can đảm, với tất cả tinh thần đức tin, để những hoạn nạn đây có thể đem lại cho anh em một kho tàng vô giá về phương diện thiêng liêng.

Tôi nguyện xin Chúa Giêsu, gương mẫu từ bi bác ái, chúc lành cho các Cha, các Dòng nam nữ, các giáo hữu và riêng cho những ai đang phải đau khổ cách này hoặc cách khác, và những ai không ngại tiếc công tiếc của để hàn gắn những vết thương đau trong Thân thể Mầu Nhiệm Chúa Ciêsu, là những người nghèo túng khổ cực.

Nội, ngày 20-9-1951

+ J. M. TRỊNH NHƯ KHUÊ

Các Bài Liên Quan

LƯỢC SỬ VỀ TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI

THỜI CÁC VỊ THỪA SAI

CÁC ĐỨC GIÁM MỤC

Về tấm bia chữ Hán trên mộ Đức cha François Pallu

François Pallu: Vị thừa sai nhiệt thành thánh thiện

Đức cha Jacques De Bourges – Giám mục Đại diện Tông tòa đầu tiên của Địa phận Tây Đàng Ngoài

Đức cha Edme Bélot – Vị Giám mục Đại diện Tông Toà thứ hai của Địa phận Tây Đàng Ngoài

Công cuộc truyền giáo của hai Giám mục tiên khởi tại Giáo hội Việt Nam

Vị Tôi Tớ Chúa, Đức cha Pierre Lambert de La Motte, những thành quả truyền giáo và tiến trình xin phong thánh

CÁC TƯ LIỆU KHÁC

Thông Báo

Thông báo về việc thành lập Địa phận Nam đàng ngoài năm 1846

Thông báo năm 1887: Đặt cố chính Đông làm Vítvồ

Thông báo năm 1892: Về sự nhận việc coi sóc Địa phận

Rao sắc đặt Đức Cha phó và lập địa phận Xứ Đoài (Hưng Hoá)

Thông báo năm 1895: Về sự chia địa phận Đoài          

Thông báo năm 1902: Về việc lập địa phận xứ Thanh

Thông báo rao sắc đặt Đức cha phó Kính

Thông báo về Đức Cha phó Kính qua đời

Thông báo về việc xây dựng nhà thờ Kẻ Sở

Thông báo về sự làm tràng Lý đoán và nhà nguyện lại

Thông báo về những kẻ đã giúp nhà tràng Lý đoán

Thư Chung

Thư chung về tháng Mân Côi của Đức cha Phaolô Phước năm 1885

Thư chung về việc xây dựng nhà tràng Hoàng Nguyên

Thư chung về những kẻ đã giúp nhà tràng Hoàng Nguyên

Thư chung về tháng Đức Bà của Đức cha Phaolô Phước năm 1870

Thư chung về việc lập hội giúp việc giảng đạo năm 1924

————————————

ĐỨC HỒNG Y GIUSE MARIA TRỊNH NHƯ KHUÊ

Các Thư Chung

Thư Chung Số 1

Thư Chung Số 2

Thư Chung Số 3

Thư Chung Số 4

Thư Chung Số 5

Thư Chung Số 6

Thư Chung Số 7

Thư Chung Số 8

Thư Chung Số 9

Thư Chung Số 10

Thư Chung Số 11

Các Thông Cáo Khác

Cuộc gặp thần kỳ của hai mẹ con Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn

Tiếng Chuông Công đồng Vaticano II và những “bà già” Việt Nam

Tư tưởng của Đức Cha Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Trẻ em là những sứ giả rao giảng Phúc Âm

60 năm ngày Thành phố Hà Nội được dâng cho Đức Mẹ

Thông cáo về cách dự Thánh Lễ và hát lễ trong nhà thờ

Thông cáo về việc giữ đạo – 15/2/1955

Thông cáo về việc tôn sùng và dâng mình cho Trái Tim Mẹ – 15/8/1958

Thông cáo chúc mừng Giáng Sinh – 12/12/1958

Thông cáo về năm Đức Mẹ Hà Nội – năm 1959

Thông cáo mừng các lễ kính nhớ sự thương khó Đức Mẹ – năm 1959

Thông cáo kỷ niệm 300 năm Tòa Thánh cử hai Giám mục đầu tiên sang Việt Nam – năm 1959

Thông cáo về tháng Năm, tháng Đức Mẹ, tháng Gia Đình – năm 1959

Thông cáo về Kinh Gia Đình cũng là Kinh Thánh Gia – 10/4/1959

Thông cáo về việc cấm phòng – 10/6/1959

Thông cáo của tòa Giám mục về mấy lễ quan trọng – 15/6/1959

Thông cáo của Tòa Giám mục về việc các xứ dâng mình cho Trái Tim Mẹ – Ngày 02/7/1959

Thông cáo – Kinh Dòng Mến Thánh Giá dâng dòng cho Trái Tim Mẹ – 02/7/1959

Thông cáo về việc tôn sùng Đức Mẹ Hà Nội – Ngày 08/8/1959

Thông cáo của Tòa Giám Mục về việc lần hạt Mân Côi và việc học kinh bổn

Thông cáo của Tòa Giám Mục về gia đình và việc học kinh bổn

Thông cáo của Tòa Giám Mục về việc cám ơn Chúa – Ngày 16/7/1960

Thông cáo của Tòa Tổng Giám Mục về việc thành lập hàng giáo phẩm – Ngày 13-1-1961

Thông cáo của Tòa Tổng Giám mục về công đồng chung số 18/1962

Thông cáo của tòa Tổng Giám mục về việc cho bệnh nhân chịu của ăn đàng số 17/1963

Thông cáo của Tòa Giám mục về việc dạy kinh bổn – Số 20/1963

Thông cáo của Tòa Giám Mục về Đức Gioan XXIII qua đời – Ngày 03/6/1963

Thông cáo của Tòa Giám mục về Lịch năm 1968 – Số 5/1967

Thông cáo của Tòa Giám mục về việc giải tội chung – Số 2/1973

Thông cáo của hàng Giáo phẩm Việt Nam về việc tôn kính tổ tiên và anh hùng liệt sĩ – số 3/1975

Bức thư nhỏ gửi các linh mục và các giáo hữu địa phận Hà Nội – Ngày 11-2-1966

ĐỨC HỒNG Y GIUSE MARIA TRỊNH VĂN CĂN

Thông báo

Thông cáo của Tòa Giám mục về việc giải tội chung – Số 2/1973

Thông cáo của hàng Giáo phẩm Việt Nam về việc tôn kính tổ tiên và anh hùng liệt sĩ – số 3/1975

Cuộc gặp thần kỳ của hai mẹ con Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn

Tiếng Chuông Công đồng Vaticano II và những “bà già” Việt Nam

Tư tưởng của Đức Cha Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Trẻ em là những sứ giả rao giảng Phúc Âm

Thư gửi các Cha và anh chị em giáo hữu Địa phận Hà Nội – Ngày 14/4/1980

Những chỉ dẫn Phụng Vụ

Mấy chỉ dẫn về nghi lễ – Ngày 21/8/1980

Mấy chỉ dẫn về Phụng vụ – Ngày 24/11/1980

Mấy chỉ dẫn về lễ nghi Phụng vụ Lời Chúa – Năm 1981

Mấy chỉ dẫn về các lễ trọng trong tháng 8 và tháng 9 năm 1983

Scroll to Top